Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Chính sách đầu tư đối với giáo dục mầm non

Ngày 13/9/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ban hành chính sách đầu tư đối với giáo dục mầm non và chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuộc ngành học mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Chủ trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp

a) Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập:

Ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng mới các trường mầm non theo đề nghị của Ủy ban nhân dân quận, huyện; trong đó tập trung đầu tư xây dựng các trường mầm non ở các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố và 11 phường chưa có trường mầm non.

Nguồn phí thực hiện từ vốn vay của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Thành phố (HFIC) và các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố đăng ký thực hiện cơ chế huy động vốn, cho vay đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập trên địa bàn Thành phố và theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Ngân sách Thành phố bố trí vốn trả dần nợ gốc và lãi vay theo định kỳ.

b) Đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công:

- Ưu tiên dành quỹ đất cho việc xây dựng các trường mầm non ngoài công lập trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục thành phố. Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện công khai chi tiết, cụ thể về quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục, trong đó có đất dành cho giáo dục mầm non để các tổ chức, cá nhân biết, tham gia thực hiện.

- Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp cùng các cơ quan có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành chính sách kêu gọi xã hội hóa từ mặt bằng đã được xử lý theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước để tiếp tục sử dụng mặt bằng xây dựng trường mầm non theo quy hoạch và quy chuẩn trường lớp của ngành giáo dục và đào tạo, cụ thể như sau:

+ Mở rộng đối tượng cho vay vốn kích cầu đầu tư mới xây dựng trường mầm non với mức ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất;

+ Điều chỉnh thời gian trả vốn vay từ 07 năm lên 08 năm/01 dự án; trong đó, thời gian bắt đầu trả nợ gốc và lãi vay là thời gian công trình hoàn thành, nhưng tối đa không quá 24 tháng, kể từ ngày giải ngân vốn vay đầu tiên;

- Ủy ban nhân dân quận, huyện cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn khác cho các cá nhân vay không tính lãi suất nhằm cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các nhóm trẻ gia đình để bảo đảm điều kiện cấp phép hoạt động. Khi triển khai nội dung hỗ trợ này cần bảo đảm về tiêu chí, quy mô nhóm trẻ; thủ tục thực hiện cần nhanh, gọn, rõ ràng, công khai , minh bạch và đúng mục đích sử dụng; tăng cường công tác quản lý nhằm tránh những tiêu cực phát sinh trong quá trình cho vay.

2. Chế độ hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non

a) Bổ sung chức danh và biên chế:

- Bổ sung biên chế hành chính cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện để bố trí công chức làm công tác quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập; tùy theo yêu cầu thực tế về quy mô, số lượng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

- Bổ sung biên chế chức danh nhân viên nuôi dưỡng cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập: 01 lớp có 01 nhân viên nuôi dưỡng để hỗ trợ giáo viên mầm non trong việc chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, phòng học, nhà vệ sinh, hành làng và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho các cháu...

Giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phê duyệt.

b) Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ:

- Giáo viên (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng): thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

- Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng): thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Nhân viên nuôi dưỡng (bảo mẫu), kế toán, thủ quỹ, y tế, phục vụ, bảo vệ, văn thư, thư viện, kỹ thuật viên (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương.

- Cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

c) Chế độ hỗ trợ:

- Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các các cơ sở giáo dục mầm non công lập:

+ Đối với cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, hỗ trợ thêm 25% tiền lương do tính chất công việc;

+ Đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 đến 18 tháng tuổi, hỗ trợ thêm 35% tiền lương do tính chất công việc;

+ Đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới: Hỗ trợ thêm cho giáo viên mới về công tác tại các trường mầm non từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017, theo mức như sau:

· Năm đầu được tuyển dụng: Hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng;

· Năm thứ hai sau khi được tuyển dụng: Hỗ trợ 70% lương cơ sở/người/tháng;

· Năm thứ ba sau khi được tuyển dụng: Hỗ trợ 50% lương cơ sở/người/tháng;

· Từ năm thứ tư thực hiện chế độ tiền lương cho giáo viên theo quy định hiện hành.

- Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập:

+ Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm; kinh phí đào tạo thực hiện từ ngân sách nhà nước với mức: 1.800.000 đồng/người/khóa

+ Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập 200.000 đồng/giáo viên/trẻ/tháng, chi từ nguồn ngân sách nhà nước.

 

Lam Điền