Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBND về việc phê duyệt 04 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Y tế dự phòng trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 322/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc Tổ Công tác thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh của Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 320/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng tư vấn việc xét chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh (1975 - 2025) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 315/QĐ-UBND về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 314/QĐ-HĐTĐGĐ về việc bổ sung nhân sự tham gia Tổ giúp việc của Hội đồng Thẩm định giá đất cụ thể Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 299/QĐ-UBND về duyệt điều chỉnh cục bộ Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Ngã tư Tân Tạo - Tây Bắc Tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo và phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 294/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và các Tiểu Ban giúp việc Ban Tổ chức Đại hội Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 282/QĐ-UBND về việc công bố 06 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giám định y khoa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 281/QĐ-UBND về việc phê duyệt 01 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thủy lợi thuộc quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc công bố 15 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Quy hoạch - Kiến trúc. |

Ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 12/12/2014, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND về ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Quy định này quy định về nội dung thi đua và phương pháp tổ chức phong trào thi đua; đối tượng thi đua, khen thưởng; tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng; trách nhiệm quản lý nhà nước và thẩm quyền quyết định khen thưởng; trình tự thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng; tổ chức trao thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; xử lý các vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Đối tượng thi đua, khen thưởng

Bao gồm tất cả các tổ chức, tập thể, cá nhân: các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội quần chúng, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần, các loại hình doanh nghiệp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố; công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam lập được công trạng và thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Thành phố và đất nước, trong hợp tác phát triển, hữu nghị đều được Ủy ban nhân dân Thành phố xét khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên xét khen thưởng.

3. Hình thức tổ chức thi đua

- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc tương đồng nhau.

- Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối, cụm thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian.

4. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

- Nội dung tổ chức phong trào thi đua phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và có tính khả thi; phải xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua nhằm đạt được các chỉ tiêu trong từng phong trào thi đua.

- Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện chú trọng công tác chỉ đạo điểm, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua. Việc phát hiện điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua.

- Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế và để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua. Chủ yếu khen thưởng tại cấp cơ sở là chính, trên cơ sở đó bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc để đề nghị cấp trên xét khen thưởng.

 

Tùng Khang