Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc

Ngày 17/10/2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5309/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc, cụ thể như sau:


* Tên gọi và trụ sở hoạt động


1. Tên gọi: Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc.


- Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Architecture Preservation Steering Board (HAPS).


2. Trụ sở đặt tại Viện Nghiên cứu Phát triển, số 28 đường Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.


3. Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Viện Nghiên cứu Phát triển trong quá trình hoạt động.


* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo


1. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo được quy định tại Điều 2 của Quyết định số 3691/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc;


2. Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Nhà nước về các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;


3. Căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế để nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc. Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các kế hoạch thực hiện ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;


4. Tổ chức triển khai, kiểm tra và giám sát các dự án, đề án của Chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố; tổ chức các hội nghị, hội thảo về bảo tồn cảnh quan kiến trúc;


5. Nghiên cứu và đề xuất nội dung công tác phối hợp, lồng ghép các chương trình, kế hoạch trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý đô thị trên địa bàn thành phố;


6. Phối hợp các cơ quan ban ngành Trung ương, vận động các tổ chức, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong nước và ngoài nước để huy động nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc và các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến bảo tồn cảnh quan kiến trúc theo quy định của pháp luật;


7. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo xử lý kịp thời các trường hợp, sự việc liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;


8. Có quyền yêu cầu các Sở - ngành, quận - huyện, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin và phối hợp triển khai các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố;


9. Có quyền mời các chuyên gia, tổ chức khoa học và tư vấn quốc tế về công tác bảo tồn kiến trúc cảnh quan tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo hoặc tư vấn trong việc thực hiện kế hoạch hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố khi cần thiết.


* Chức năng và nhiệm vụ của Tổ Chuyên viên


1. Tổ Chuyên viên trực tiếp tham gia các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo giao; giúp Ban Chỉ đạo tổng hợp, xử lý và giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo;


2. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hành động và các chương trình khác liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc của thành phố;


3. Giúp Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra và giám sát các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Ban Chỉ đạo; tổ chức các hội nghị, hội thảo; tổng hợp và đề xuất với Ban Chỉ đạo các kế hoạch thực hiện ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo;


4. Giúp Ban Chỉ đạo tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo; hướng dẫn, đôn đốc các Sở - ngành, quận - huyện trong việc thực hiện công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc của thành phố;


5. Chủ động nắm bắt các thông tin liên quan đến các hoạt động nghiên cứu phục vụ cho công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trong và ngoài nước, đồng thời đề xuất tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm triển khai hiệu quả công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc của thành phố;


6. Giúp Ban Chỉ đạo soạn thảo chương trình công tác, kế hoạch làm việc; tham mưu cho Ban Chỉ đạo về chương trình công tác của Ban Chỉ đạo nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo;


7. Tham gia các cuộc họp thường xuyên đột xuất, sơ kết, tổng kết, hội thảo, hội nghị liên quan đến bảo tồn kiến trúc cảnh quan theo sự phân công của Ban Chỉ đạo;


8. Giúp Ban Chỉ đạo nghiên cứu và đề xuất nội dung công tác phối hợp, lồng ghép các chương trình, kế hoạch trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và công tác quản lý của thành phố;


9. Giúp Ban Chỉ đạo trong công tác phối hợp các cơ quan ban ngành Trung ương, vận động các tổ chức, nhà tài trợ, tổ chức phi Chính phủ, cá nhân trong nước và ngoài nước để huy động nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện xây dựng kế hoạch, chương trình hành động trong công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc và các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến bảo tồn cảnh quan kiến trúc theo quy định của pháp luật.


* Mối quan hệ của Ban Chỉ đạo


1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố: Ban Chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời và đề xuất, tham mưu những vấn đề liên quan đến công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc trên địa bàn thành phố.


2. Đối với các Sở - ban - ngành thành phố: Ban Chỉ đạo có trách nhiệm quan hệ thường xuyên và trực tiếp để phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao; tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình triển khai nhiệm vụ đến Ủy ban nhân dân thành phố;


3. Đối với Ủy ban nhân dân các quận - huyện: Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp triển khai, hướng dẫn việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo tồn kiến trúc cảnh quan trên địa bàn từng quận - huyện;


4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp: Ban Chỉ đạo vận động, kêu gọi các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia cho các hoạt động bảo tồn cảnh quan kiến trúc, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề án, dự án trong hoạt động bảo tồn cảnh quan kiến trúc của thành phố;


5. Đối với các cơ quan chức năng trực thuộc các tỉnh, thành khác và các tổ chức quốc tế: Ban Chỉ đạo chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức này trong hoạt động bảo tồn kiến trúc cảnh quan của thành phố, đảm bảo các mối quan hệ này nằm trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam và các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

 

Nguyên Ngân