Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm

Ngày 06/10/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 62/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm, cụ thể như sau:

* Hành lang an toàn và phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm

1. Hành lang an toàn của công trình đường hầm Thủ Thiêm được xác định như sau:

a) Phần trên sông Sài Gòn: 100m (từ tim hầm về phía thượng lưu 50m, và về phía hạ lưu 50m);

b) Phần trên bờ, phía quận 1:

- Chiều ngang:

+ Phía Bắc: trong phạm vi lộ giới dự án Đại lộ Đông - Tây Thành phố;

+ Phía Nam (phía kênh Bến Nghé): từ tim hầm ra 50m;

- Chiều dọc: tính từ đầu hầm dẫn (lý trình Km 13+375 dự án Đại lộ Đông - Tây Thành phố);

c) Phần trên bờ, phía quận 2:

- Chiều ngang: trong phạm vi lộ giới dự án Đại lộ Đông - Tây Thành phố;

- Chiều dọc: tính từ đầu hầm dẫn (lý trình Km 14+865 dự án Đại lộ Đông - Tây Thành phố).

2. Phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm: là tất cả các công trình xây dựng nằm trong hành lang an toàn của đường hầm Thủ Thiêm được xác định tại Quy chế này.

* Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác xử lý sự cố, tai nạn trong mọi tình huống ưu tiên cứu người bị nạn, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản, vật chất.

2. Cơ quan chủ trì được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân công trong Quy chế này.

3. Cơ quan chỉ huy có trách nhiệm chỉ huy, triển khai phương án nhanh chóng, hợp lý, hiệu quả ngay khi nhận được thông báo xảy ra sự cố, tai nạn và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp phải chấp hành lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền, sự điều hành của cơ quan chỉ huy và thực hiện trách nhiệm theo quy định; đảm bảo kịp thời, thống nhất và hỗ trợ nhau trong quá trình xử lý sự cố, tai nạn.

4. Cơ quan chỉ huy và các cơ quan tham gia phối hợp phải tổ chức lực lượng, cung cấp danh sách nhân sự và số điện thoại khẩn cấp (đường dây nóng) cho tất cả các cơ quan, đơn vị liên quan để thông tin liên lạc kịp thời khi có sự cố, tai nạn xảy ra.

* Cơ quan chỉ huy xử lý sự cố, tai nạn

1. Đối với các sự cố, tai nạn đặc biệt nghiêm trọng: Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Đối với các sự cố, tai nạn nghiêm trọng:

a) Các sự cố, tai nạn liên quan đến an ninh hoặc an toàn giao thông: Công an thành phố.

b) Các sự cố, tai nạn về cháy, nổ: Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy.

c) Các sự cố, tai nạn liên quan đến kết cấu và thiết bị đường hầm: Sở Giao thông vận tải.

3. Đối với các sự cố, tai nạn không nghiêm trọng:

Các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Ủy ban nhân dân các quận có liên quan (quận 1, quận 2 và quận 4) chỉ huy và phối hợp với Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn (gọi tắt là Trung tâm) để xử lý sự cố, tai nạn và xử lý các hành vi vi phạm.

* Công tác đảm bảo an ninh và an toàn giao thông, do cơ quan Công an thành phố chủ trì:

- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an ninh và an toàn giao thông trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm;

- Xây dựng phương án và tổ chức xử lý các sự cố, tai nạn giao thông xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm;

- Điều tra, khám nghiệm hiện trường xác định nguyên nhân của sự cố, tai nạn.

* Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, do cơ quan Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy chủ trì:

- Xây dựng các phương án và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức diễn tập các phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo định kỳ.

- Tổ chức công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy theo định kỳ, tiến hành khám nghiệm hiện trường và điều tra nguyên nhân sự cố cháy, nổ.

* Công tác bảo vệ kết cấu công trình đường hầm, do cơ quan Sở Giao thông vận tải chủ trì:

- Tổ chức thực hiện bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình đường hầm Thủ Thiêm;

- Xây dựng phương án tổ chức giao thông và khai thác đường hầm Thủ Thiêm.

* Trách nhiệm cụ thể của một số cơ quan khác

1. Sở Y tế: Chủ trì tổ chức, chuẩn bị lực lượng y bác sỹ, sẵn sàng huy động các phương tiện, trang thiết bị, cơ số thuốc cần thiết để tham gia hoạt động cấp cứu, đảm bảo việc sơ cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, cân đối ngân sách thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định để thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm.

3. Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh: chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án và tổ chức điều tiết giao thông hàng hải đảm bảo an toàn trong hành lang an toàn công trình đường hầm Thủ Thiêm;

4. Ủy ban nhân dân quận 1 và quận 2: Xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tham gia phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm.

5. Lực lượng Thanh niên xung phong: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và khắc phục hậu quả khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm.

6. Tổng Công ty Điện lực thành phố TNHH một thành viên:

a) Lập phương án cung cấp điện ưu tiên và đảm bảo cung cấp điện liên tục cho công tác khai thác vận hành đường hầm Thủ Thiêm;

b) Phối hợp với Trung tâm xây dựng phương án phối hợp nhằm đảm bảo an toàn điện cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi tham gia xử lý sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trinh đường hầm Thủ Thiêm.

7. Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên: Cung cấp nước cho hoạt động vận hành, bảo trì của đường hầm Thủ Thiêm liên tục và phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy liên tục, đầy đủ.

8. Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm:

a) Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, duy tu, bảo trì công trình đường hầm Thủ Thiêm theo chức năng, nhiệm vụ;

b) Tổ chức xử lý ban đầu trong mọi tình huống sự cố, tai nạn xảy ra trong khả năng cho phép; đồng thời thông báo ngay đến các cơ quan chức năng liên quan;

c) Báo cáo kịp thời về Sở Giao thông vận tải mọi sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm.

* Khắc phục hậu quả sau sự cố, tai nạn:

- Các cơ quan, đơn vị tham gia xử lý sự cố, tai nạn phải phối hợp thu dọn hiện trường trong thời gian nhanh nhất; ngăn chặn lây lan hóa chất độc hại, khí độc (nếu có); tiêu độc, khử trùng, phòng dịch, vệ sinh môi trường tại khu vực xảy ra sự cố, tai nạn.

- Các cơ quan, đơn vị tham gia xử lý sự cố, tai nạn tùy theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại (về người và tài sản) gửi về cơ quan, đơn vị chủ trì theo từng lĩnh vực để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có ý kiến chỉ đạo, quyết định các biện pháp xử lý khắc phục hậu quả sau sự cố, tai nạn.

 

Lam Điền