Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Nhiệm vụ thiết kế đô thị tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trục đường Xa lộ Hà Nội

Ngày 06/8/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4017/QĐ-UBND về duyệt Nhiệm vụ thiết kế đô thị tỷ lệ 1/2000 và Quy định quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan trục đường Xa lộ Hà Nội, cụ thể như sau:


* Địa điểm: Các khu vực dọc trục đường Xa lộ Hà Nội trên địa bàn các quận 2, quận Thủ Đức, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An của tỉnh Bình Dương.


* Quy mô nghiên cứu:


- Diện tích khu vực nghiên cứu thiết kế đô thị: khoảng 648,12 ha.


- Chiều dài tuyến đường: 18,19km.


- Phần diện tích thuộc địa phận tỉnh Bình Dương: nghiên cứu chỉ mang tính chất gợi ý nhằm đảm bảo sự kết nối liên tục về không gian đô thị (không nằm trong phạm vi thẩm định và phê duyệt).


* Nội dung nghiên cứu:


1. Phân tích hiện trạng:


Đồ án thiết kế đô thị cần tập trung phân tích, đánh giá kỹ điều kiện hiện trạng đô thị dọc tuyến đường bao gồm:


a) Về hiện trạng sử dụng đất:


Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên toàn tuyến nhằm xác định được thực trạng sử dụng đất, cơ cấu và đặc điểm sử dụng đất, xác định các khu vực đặc trưng của đô thị, quỹ đất và tiềm năng cho phát triển mới, nhằm đề xuất những nội dung điều chỉnh và các chỉ tiêu sử dụng đất phù hợp.


b) Về hiện trạng giao thông và hạ tầng kỹ thuật:


- Xác định tính chất, đặc điểm của trục đường Xa lộ Hà Nội (phân tích mạng lưới giao thông liên hệ hiện hữu trên toàn tuyến), hệ thống đường xá và phân cấp các trục đường liên hệ, giao cắt với trục Xa lộ Hà Nội;


- Hệ thống giao thông công cộng (metro, xe buýt, xe lửa, vv…), hệ thống bến bãi, giao thông tĩnh.


- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính đô thị (đường dây truyền tải điện, đường ống cấp thoát nước chính của thành phố).


- Các phân tích này nhằm đánh giá khả năng kết nối về giao thông, là cơ sở nghiên cứu tổ chức giao thông đô thị dọc tuyến đường này và đề xuất phương án kết nối giao thông 2 bên xa lộ do bị chia cắt bởi tuyến đường, việc kết nối các khu đô thị với nhau phải hài hòa, đảm bảo an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.


c) Về hiện trạng công trình kiến trúc:


Khảo sát và xác định các thể loại công trình kiến trúc trong ranh đồ án thiết kế đô thị; đồng thời phân tích, đánh giá hiện trạng cũng như đặc điểm sử dụng công trình, xác định các công trình có giá trị, những tồn tại và bất cập của hiện trạng kiến trúc đô thị nhằm đề xuất các phương án phù hợp như giải tỏa, chỉnh trang, tôn tạo hoặc bảo tồn cũng như các quy định quản lý phù hợp đối với các công trình này trong đồ án.


d) Về hiện trạng không gian, kiến trúc cảnh quan:


Phân tích hệ thống không gian công cộng như công viên, quảng trường, đường phố, v.v.. các vị trí, đặc điểm, tính chất và chất lượng sử dụng của các không gian công cộng để đánh giá một cách tổng thể và chi tiết, xác định được tiềm năng, sự cần thiết hoặc không cần thiết cũng như sự phù hợp của các không gian công cộng cần đề xuất trong đồ án.


đ) Hiện trạng tiện ích và trang thiết bị đô thị:


Khảo sát hiện trạng về việc bố trí, sử dụng và đánh giá chất lượng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu mới của các công trình tiện ích và trang thiết bị đô thị như nhà vệ sinh công cộng, chiếu sáng, biển báo, ghế đá, thùng rác, v.v…


2. Nghiên cứu kết nối quy hoạch và các dự án:


Đồ án thiết kế đô thị cần cập nhật các quy hoạch đã được duyệt có liên quan để đảm bảo tính thống nhất đồng bộ, gắn kết hài hòa với các vùng đô thị lân cận, tránh các đề xuất chồng chéo, ảnh hưởng tiêu cực đến quy hoạch và định hướng phát triển không gian chung đã được duyệt. Các thông tin cập nhật, đối chiếu bao gồm:


- Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.


- Quy hoạch chung các quận, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các phường.


- Quy hoạch hệ thống giao thông thành phố.


- Các dự án đầu tư trong ranh đồ án về giao thông, hạ tầng, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và các công trình độc lập có quy mô lớn.


3. Các chủ điểm nghiên cứu:


Đồ án tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp và nguyên tắc quản lý quy hoạch kiến trúc cho các lô đất ở mức độ tỷ lệ 1/2000 theo các yếu tố sau:


- Đặc điểm chức năng của các ô phố.


- Kích thước các lô đất phát triển dự án.


- Quy hoạch sử dụng đất (các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc).


- Tỷ lệ các thành phần chức năng đối với các phức hợp đa chức năng.


- Quy hoạch chiều cao.


- Các góc nhìn 3D mô tả không gian, hình dáng đô thị.


- Hướng dẫn thiết kế cho khu vực tập trung đông người, khu vực bán lẻ.


- Quy hoạch khoảng lùi, hướng dẫn thiết kế không gian chuyển tiếp giữa công trình và đường phố.


- Quy hoạch công trình văn hóa, lịch sử.


- Quy hoạch không gian cây xanh và công viên mặt nước (làm rõ tính chất và chức năng môi trường của các khu cây xanh).


- Quy hoạch giao thông đường bộ và giao thông công cộng; kết nối các loại hình giao thông (đường cao tốc, đường nội đô, đường sắt, đường thủy).


- Quy hoạch hành lang đi bộ, đặc biệt các đường đi bộ tiếp cận các nhà ga metro,…


- Quy hoạch hướng xe cơ giới tiếp cận công trình, bãi đậu xe trên mặt đất.


- Quy hoạch bãi đậu xe ngầm ( bao gồm bãi đậu xe công cộng ngầm và bãi đậu xe ngầm của công trình)


- Quy hoạch quản lý không gian ngầm trong bán kính 300m tính từ nhà ga metro (sự phối hợp giữa bãi đậu xe, khu vực bán lẻ, hành lang đi bộ ngang qua đường Xa lộ Hà Nội, tiếp cận không gian cây xanh, lối tiếp cận công trình).


4. Đề xuất phân khu chức năng và tổ chức không gian đô thị:


Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng, nghiên cứu kỹ các định hướng quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, đồ án thiết kế đô thị cần đề xuất các nội dung sau:


a) Về tổ chức giao thông đô thị:


- Phát huy tác dụng của hệ thống Metro: Nghiên cứu kết nối hệ thống xe buýt tại các ga Metro, bổ sung xây dựng các bãi đỗ xe công cộng, tăng cường hệ thống lối đi bộ và bán công cộng kết nối với nhà ga, thiết kế hệ thống cầu vượt tại các ga Metro để kết nối hai bên Xa lộ Hà Nội.


- Giảm thiểu ảnh hưởng của các công trình hai bên đối với giao thông cao tốc dọc tuyến:


+ Hạn chế lối vào công trình tiếp cận trực tiếp trục Xa lộ Hà Nội;


+ Quy định khoảng cách tối thiểu giữa hai lối vào từ Xa lộ Hà Nội, khoảng cách tối thiểu giữa lối vào với nút giao của Xa lộ Hà Nội;


+ Nghiên cứu đề xuất hợp lý các trục đường gom kết nối các khu dân cư hai bên Xa lộ.


+ Xây dựng các cầu vượt, hầm chui dành cho người đi bộ.


- Đề xuất giải pháp kết nối phù hợp trục đường chính của khu đô thị An Phú - An Khánh, đường Thảo Điền, hướng kết nối với khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa.


- Thiết kế mạng lưới giao thông đi bộ: Là thành phần quan trọng của đồ án, hệ thống giao thông đi bộ đảm bảo tiếp cận các công trình: công trình công cộng cấp đơn vị ở, nhà ga Metro, kết nối 2 bên đường Xa lộ Hà Nội ngắn nhất, thuận tiện, dễ sử dụng cho người khuyết tật, trẻ em.


b) Phân khu chức năng:


Gồm có các phân khu chức năng chính như sau:


- Các khu chức năng đô thị cấp thành phố khác (đã được quy hoạch) : Khu Công nghệ cao, Công viên lịch sử văn hóa, khu đầu mối giao thông…


- Khu phức hợp: với chức năng chính là thương mại, văn phòng kết hợp với một tỷ lệ vừa phải nhà ở dạng căn hộ. Các phức hợp chủ yếu bố trí xung quanh các khu vực thuận lợi giao thông công cộng như nhà ga Metro, bến xe buýt, vv… theo mô hình phát triển đô thị kết hợp giao thông công cộng (TOD);


- Khu nhà ở đa chức năng: với chức năng chính là nhà ở cao tầng kết hợp một tỷ lệ thấp thương mại, văn phòng ở khối đế. Loại công trình này bố trí tại khu vực có quỹ đất lớn, dọc trục đường thuận tiện tiếp cận đường nội đô, có khoảng lùi lớn với Xa lộ Hà Nội.


- Khu vực công trình công cộng và cây xanh cảnh quan cấp đơn vị ở: đảm bảo bán kính sử dụng cho dân cư và người lao động trong phạm vi đồ án và khu vực lân cận.


- Khu nhà ở hiện hữu chỉnh trang: gồm các khu vực có dân cư hiện hữu mật độ cao, không khả thi trong việc di dời giải tỏa, các khu ở ổn định, có giá trị lịch sử (khu biệt thự làng Đại học, khu biệt thự Thảo Điền, An Phú, các công trình tôn giáo, tín ngưỡng).


c) Tổ chức không gian, chiều cao đô thị:


- Tổ chức không gian đô thị nén dần về hướng cầu Sài Gòn và dãn dần về hướng Cầu Đồng Nai, thể hiện qua hệ số sử dụng đất, quy hoạch chiều cao.


- Tổ chức chiều cao xây dựng giảm dần từ Trung tâm về phía ngoại thành, quy định tầng cao xây dựng trong mối tương quan chung với Khu trung tâm thành phố và Khu đô thị mới Thủ Thiêm.


- Tổ chức các công trình cao tầng dọc theo Xa lộ, tại các nhà ga, các khu phức hợp, giảm dần chiều cao vào bên trong.


- Chọn lọc tổ chức một số công trình có chiều cao vượt trội là điểm nhấn (tại cầu Sài gòn, khu vực Xi măng Hà Tiên, nút giao Vành đai 3, các nhà ga Metro). Các kiến trúc cao tầng mang ý nghĩa là điểm nhấn, giúp định vị các điểm đến công cộng quan trọng trên suốt trục đường.


- Tại các quỹ đất lớn để phát triển công trình, cần dành nhiều diện tích đất cho khu vực cây xanh, cảnh quan.


- Khu vực thấp tầng thuộc về các khu cảnh quan, các khu vực công trình có ý nghĩa về lịch sử và văn hóa như: khu vực cảnh quan sông Sài Gòn, sông Rạch Chiếc, các khu Lịch sử văn hóa dân tộc, Nghĩa trang Thành phố, tượng đài cầu Rạch Chiếc…


d) Về cảnh quan đô thị:


- Hướng dẫn thiết kế cây xanh đường phố là phần quan trọng của nghiên cứu này. Cây xanh phải được thiết kế phù hợp đường cao tốc, vừa tạo bóng mát, vừa tạo không gian hùng mạnh.


- Bố trí các công trình kiến trúc tượng đài, hồ phun nước ở những vị trí phù hợp điểm xuyến, tăng thêm giá trị khu vực cửa ngõ thành phố.

 

- Hướng dẫn thiết kế cảnh quan các nút giao thông lớn, cầu vượt, cầu đi bộ, hầm chui kết hợp cây xanh, mặt nước.


- Nâng cấp ý tưởng thiết kế cho các khu cảnh quan này (đã định hình trước đây) trở thành các không gian đáng nhớ, không gian công cộng mang tính biểu trưng của khu vực cửa ngõ thành phố văn minh hiện đại.

 

 

Nguyên Ngân