Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 69/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính lĩnh vực kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: 02 thủ tục mới ban hành, 02 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 01 thủ tục bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 68/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm: 02 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 01 thủ tục bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 67/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở An toàn thực phẩm, gồm: 01 thủ tục được sửa đổi, bổ sung và 01 thủ tục hành chính bãi bỏ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 63/QĐ-UBND về công bố danh mục 05 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 62/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 59/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2025 đối với Tổng công ty Bến Thành - TNHH một thành viên |

Kế hoạch về hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại thành phố

Ngày 15/4/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 1750/KH-UBND về hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người


- Xây dựng, kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp.


- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) và cúm A(H5N1); xây dựng các quy trình giám sát, xử lý ổ dịch; quy trình tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị khi phát hiện ca nghi ngờ và triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.


- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu và khu vực biên giới; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa.


- Tăng cường giám sát tại các điểm giám sát cúm trọng điểm quốc gia và các khu vực có nguy cơ cao. Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9)


- Tăng cường giám sát, kiểm tra nhập khẩu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào thành phố. Đẩy mạnh các hoạt động quản lý mua bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.


- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của chủng vi rút cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm.


- Củng cố phòng xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút cúm A(H7N9) tại các Bệnh viện, xây dựng quy trình xét nghiệm, tổ chức tập huấn cho các cán bộ xét nghiệm đồng thời gửi mẫu xét nghiệm ca nghi ngờ đến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh để chẩn đoán xác định cúm A(H7N9).


- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân. Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).


- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại cộng đồng. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.


- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.


- Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đầu mối IHR, các Tổ chức quốc tế khác và các nước trong khu vực để kịp thời nắm bắt thông tin, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.


- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra


- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương.


2. Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người


Ngoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt động trong tình huống 1, cần tăng cường thêm các hoạt động sau:


- Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi các cấp tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.


- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân; thực hiện tốt việc giám sát người, động vật và hàng hóa tại cửa khẩu và khu vực biên giới. Áp dụng hình thức khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế.


- Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; theo dõi, giám sát chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.


- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9). Xử lý triệt để các ổ dịch cúm A(H7N9) trên các đàn gia cầm, thủy cầm (nếu có).


- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực, cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9).


- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.


- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ.


- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.


- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.


3. Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.


Ngoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt động trong tình huống 2, cần tăng cường thêm các hoạt động sau:


- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.


- Báo cáo thường xuyên tình hình diễn biến dịch bệnh cho Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo kịp thời.


- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân tại cộng đồng. Rà soát mở rộng các phòng xét nghiệm tại các Bệnh viện có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định cúm A(H7N9).


- Thực hiện triển khai các biện pháp cách ly chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh cũng như nghi ngờ; giám sát, theo dõi chặt chẽ sức khỏe các trường hợp tiếp xúc.


- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).


- Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức các khu vực cách ly riêng, đặc thù cho việc điều trị bệnh nhân cúm A(H7N9). Sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.


- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.


- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.


- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.


- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.


- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.


4. Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng


Ngoài việc tiếp tục thực hiện các hoạt động trong tình huống 3, cần tăng cường thêm các hoạt động sau:


- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.


- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch cho Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo kịp thời. Trong trường hợp dịch bùng phát ở mức độ nguy hiểm, khó kiểm soát, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế để công bố tình trạng khẩn cấp.


- Huy động các ban, ngành đoàn thể tham gia vào các đội sơ cứu, hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp chăm sóc và phòng bệnh.


- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; cử các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.


- Thiết lập các bệnh viện dã chiến tại các khu vực đông bệnh nhân tránh quá tải bệnh viện. Mở rộng các đơn vị y tế tiếp nhận bệnh nhân, phân loại bệnh nhân điều trị tại các tuyến: đối với trường hợp nhẹ theo dõi, điều trị tại Trạm Y tế phường-xã, thị trấn; hạn chế di chuyển bệnh nhân.


- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan vi rút cúm A(H7N9).


- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.


- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp với các đối tượng nguy cơ.


- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng, thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

 

Nguyên Ngân