Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Nhóm Công tác liên ngành thực hiện dự án xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1582/QĐ-UBND về phê duyệt mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là K’= 2,5 lần của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi ven sông Sài Gòn đoạn từ sông Lu đến rạch Bà Bếp, huyện Củ Chi. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1568/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ cơ quan nước ngoài | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1564/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Củng cố, nâng cao năng lực và phát triển y tế huyện Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1562/QĐ-UBND về phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1558/QĐ-UBND về việc công bố 01danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1556/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức và các Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức Lễ hội Sông nước thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1545/QĐ-UBND về việc công bố 09 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1543/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo các kỳ thi tuyển sinh đầu cấp năm học 2024 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. |

Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2012

Ngày 16/02/2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 776/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố năm 2012, cụ thể như sau:


1. Về cải cách thể chế:


a) Đổi mới quy trình, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của thành phố, đảm bảo sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp khi ban hành văn bản.


b) Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, nhằm sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp;


2. Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa liên thông:


a) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức, công dân và doanh nghiệp; rà soát, kịp thời phát hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ quy định, thủ tục hành chính đã được ban hành không cần thiết, không phù hợp và không đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung trong năm 2012 là: đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ. Thực hiện nghiêm việc không trình và trả lại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa thực hiện đánh giá tác động, chưa đúng quy định và chưa có ý kiến thẩm định của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định. Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực y tế, tài nguyên môi trường; thuế.


b) Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.


c) Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo mô hình thống nhất đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại một cơ quan nhà nước cấp quận - huyện, nhằm tăng cường trách nhiệm và hiệu quả phục vụ nhân dân.


3. Tổ chức bộ máy:


Tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chính phủ sau khi điều chỉnh Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP để xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền thành phố từng bước tiếp cận dần với mô hình chính quyền đô thị; hoàn chỉnh và kiện toàn hệ thống quản lý hành chính nhà nước từ thành phố đến cơ sở để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và quản lý đô thị lớn với quy mô dân số khoảng 10 triệu.


a) Tiếp tục rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các cơ quan chuyên môn; các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao,… chuyển giao những công việc không thuộc chức năng của cơ quan hành chính nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ đảm nhận; thực hiện đồng bộ phân cấp về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố.


b) Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ về kiện toàn và sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận - huyện phù hợp với điều kiện đặc thù của đô thị và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận - huyện, phường và Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện.


c) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất, kiến nghị với Trung ương những nội dung cụ thể để thực hiện thí điểm nhằm từng bước hoàn thiện dần mô hình chính quyền thành phố phù hợp với đặc điểm của một đô thị lớn, góp phần nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn đô thị


d) Tiếp tục phân cấp quản lý mạnh hơn, đồng bộ cho sở - ngành, quận - huyện các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước để nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong quản lý và phát triển kinh tế- xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp giữa thành phố và chính quyền cơ sở gắn với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp các ngành; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành và các đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Đổi mới nội dung và phương thức quản lý điều hành phù hợp với đặc điểm chính quyền đô thị; nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan hành chính cấp trên đối với cấp dưới; tăng thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn; nghiên cứu thí điểm thực hiện cơ quan chuyên môn quản lý theo ngành dọc trên địa bàn thành phố.


4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012 và những năm tiếp theo:


Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố với số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố. Thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ, công chức, viên chức trong “ Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2011-2015”; và “ Chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị”.


a) Xây dựng các kế hoạch thực hiện theo chương trình đào tạo nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2010-2015 như: Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề; giáo dục đại học, cao đẳng; công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của thành phố; Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí công tác (về kiến thức, kỹ năng hành chính và thái độ hành vi ứng xử); gắn liền với nội dung cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện chế độ đào tạo trước khi bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy hành chính thành phố. Triển khai quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nội vụ giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 1758/QĐ-BNV ngày 5 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nội vụ.


b) Việc tuyển dụng cán bộ, công chức hành chính phải thực sự xuất phát từ yêu cầu công việc, theo tiêu chí công khai, trên cơ sở phân tích, đánh giá, dự báo nguồn nhân lực hiện tại và tương lai. Việc tuyển dụng gắn với tinh giản biên chế và chuyển đổi vị trí công tác theo hướng đổi mới về chất, thay thế những người không đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ trong nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.


c) Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu xây dựng bộ máy chính quyền các cấp chuyên nghiệp để giải quyết công việc một cách nhanh, chủ động và từng bước chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm qua lại hoặc đẩy lên cấp trên.


d) Xây dựng tiêu chí, quy trình đánh giá cán bộ, công chức và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, thống nhất, khoa học, khách quan nhằm động viên, khuyến khích, phát huy tối đa khả năng cống hiến, năng lực sở trường của cán bộ, công chức và góp phần cải thiện môi trường làm việc.


đ) Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát được các đầu mối công việc trong nội bộ các cơ quan hành chính để phát hiện kịp thời các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, quan liêu và tham nhũng.


e) Phát huy trách nhiệm người đứng đầu ở từng cơ quan, đơn vị, từng cấp, ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát được các đầu mối công việc trong nội bộ các cơ quan chuyên môn thành phố, Ủy ban nhân dân các cấp, kể cả trách nhiệm người đứng đầu nhằm ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vị dẫn đến tiêu cực, quan liêu và tham nhũng.


5. Cải cách tài chính công:


a) Nhà nước đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơ chế thị trường để khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nguồn lực khác nhằm phát triển mạnh các dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của nhân dân qua các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng; từng bước mở rộng, đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ.


Thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ đối với cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu và Nghị định số hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Kiến nghị Chính phủ cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao.


b) Đẩy mạnh xã hội hóa đối với các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế có thể tham gia; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm thực hiện sâu rộng hơn chủ trương xã hội hóa trên những lĩnh vực thành phố có thể thực hiện (y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, cơ sở hạ tầng đô thị…). Thực hiện thí điểm phân công công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách.


c) Từng bước mở rộng, đa dạng hóa các loại hình cung ứng dịch vụ; bảo đảm chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và dịch vụ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu.


6. Hiện đại hóa nền hành chính thành phố:


Hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt yêu cầu lãnh đạo, quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ hành chính cho nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp.


a) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố, với mục tiêu là hoàn thiện hệ thống điện tử “Một cửa” của thành phố, trở thành trung tâm thông tin của vùng, xây dựng Chính quyền điện tử, thiết thực phục vụ yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện liên thông văn bản trên hệ thống mạng có ứng dụng chữ ký số ở các sở -ngành, quận - huyện và bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin qua mạng an toàn, thông suốt, kịp thời từ Ủy ban nhân dân thành phố đến các sở - ngành, quận - huyện và một số phường - xã điểm.


b) Tiếp tục mở rộng ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và quận - huyện phấn đấu đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 xây dựng và áp dụng đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân và tổ chức; Khuyến khích Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình khung do nhà nước quy định.


c) Tổ chức thực hiện khảo sát chỉ số hài lòng của tổ chức và công dân về mức độ và chất lượng cung ứng các loại dịch vụ công trên địa bàn thành phố trong năm 2012 nhằm đánh giá, nâng cao chất lượng và giải quyết tốt mối quan hệ giao dịch giữa các cơ quan hành chính với tổ chức, công dân và doanh nghiệp theo hướng xác định rõ quy trình giải quyết công việc, cơ quan chủ trì và trách nhiệm cá nhân.


d) Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; phối hợp các cơ quan báo, đài thông tin tuyên truyền sâu rộng, kịp thời các chủ trương, biện pháp liên quan công tác cải cách hành chính.

 

Lam Điền