Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè giai đoạn 2012 - 2015

Ngày 28/12/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6698/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau:


* Mục tiêu chung:


Xây dựng xã Phước Lộc trở thành một xã nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


* Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2012 đến năm 2015.


NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ


1. Quy hoạch:


Nội dung 1: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỷ lệ 1/5000.


Nội dung 2: Lập quy hoạch chi tiết xây dưng nông thôn mới tỷ lệ 1/2000 thay thế các khu đã quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 1/2000 hiện không phù hợp


2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn:


2.1. Giao thông:


Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hiện đại, chất lượng từ đường giao thông liên xã, trục xã đến ấp, trục ấp, các hẻm trong ấp và giao thông nội đồng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại. Thúc đẩy kinh tế xã phát triển, tạo diện mạo mới cho nông thôn. Nhựa hóa 2.300m; Nâng cấp, mở rộng 4.563m; làm mới 865m. Cụ thể:


+ Đường trục xã, liên xã: nhựa hóa 2.300m;


+ Đường trục ấp, liên ấp: Nâng cấp, mở rộng 4.563 m;


+ Đường giao thông nội đồng: làm mới 865m.


Cần tháo dỡ, san lấp 2 cầu (cầu Sáu Lung - hẻm 9 và cầu Chín Đức- hẻm 6) do không còn chức năng thoát nước; xây dựng 1 cống hộp thay thế cầu Bảy Trưởng (hẻm 11).


2.2. Thủy lợi:


Xây dựng, cải tạo hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn xã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh.


Nạo vét 1 tuyến rạch dài 1.600m nhằm khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường, phục vụ tốt nuôi trồng thủy sản.


2.3. Điện:


Đến năm 2015, hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã; 100% số hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện của xã.


- Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm, mạng lưới điện phân phối tại xã được cải tạo và phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn, độ tin cậy, môi trường và thuận lợi - hiệu quả kinh tế cho người sử dụng.


- Hiện hệ thống điện đã đảm bảo nội dung về lưới điện phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây hạ thế, chất lượng điện áp, khoảng cách an toàn và hành lang bảo vệ.


2.4. Trường học:


Hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”. Đến năm 2013, 100% trường học cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn Quốc gia.


Công việc thực hiện:


- Trường mầm non Vành Khuyên: Nâng cấp nền sân, sửa chữa toàn bộ khối công trình; nâng cấp đường nội bộ; lắp đặt, thay thế trang thiết bị đạt chuẩn: 14.400 triệu đồng.


- Trường tiểu học Bùi Thanh Khiết: Xây mới 10 phòng chức năng; bếp ăn; nâng cấp nền sân; cải tạo khối công trình; lắp đặt, thay thế, trang thiết bị đạt chuẩn: 22.000 triệu đồng;


- Trường trung học cơ sở Phước Lộc: Nâng cấp nền sân; bêtông nền sàn, sửa chữa toàn bộ khối công trình; nâng cấp đường nội bộ; lắp đặt, thay thế, trang thiết bị đạt chuẩn: 10.000 triệu đồng.


2.5. Cơ sở vật chất văn hóa:


Hình thành trung tâm thể dục thể thao kết hợp nơi đào tạo thường xuyên (nghề, hướng nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng...); Tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, văn nghệ, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa - thể thao dân tộc trên địa bàn xã; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao, góp phần phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của xã, từng bước nâng cao dân trí, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã.


Gắn Văn phòng ban nhân dân ấp với Tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp.


Công việc thực hiện:


- Xây dựng mới:


+ Văn phòng ban nhân dân kết hợp Tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp 3;


- Cải tạo nâng cấp:


+ Nâng cấp, cải tạo Văn phòng ban nhân dân ấp kết hợp Tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp 1,2,4;


+ Nâng cấp sửa chữa Trung tâm văn hóa - thể thao xã Phước Lộc.


2.6. Chợ:


Nâng cấp, cải tạo chợ Phước Lộc đạt chuẩn quốc gia, hình thành nơi kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.


Công việc thực hiện: Cải tạo sửa chữa chợ Phước Lộc.


2.7. Bưu chính - viễn thông:


Nâng cấp, cải tạo các đại lý Bưu điện phục vụ bưu chính viễn thông gắn với các điểm truy nhập dịch vụ internet ở mỗi ấp tạo điều kiện để nhân dân mở mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư nâng cấp máy truy cập Internet tốc độ cao, bổ sung dung lượng. Xây dựng và nhân rộng mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới mỗi nhà nông một website.


Công việc thực hiện: Nâng cấp, cải tạo Đại lý Bưu điện xã, kéo đường truyền internet đến khu vực bờ Tây kênh Cây Khô.


2.8. Nhà ở dân cư:


- Chỉnh trang nhà ở theo quy hoạch phù hợp không gian nông thôn;


- Di dời 25 căn nhà nằm trong khu vực sạt lở và xóa 26 căn nhà tạm bợ, dột nát.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất:


3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập:


- Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, diện tích đất ít nhưng hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Xã quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ sản xuất, phòng chống dịch bệnh, đào tạo kiến thức cho các hộ dân sản xuất.


- Đào tạo nghề phi nông nghiệp phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác nhằm đáp ứng nhu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp.


- Tìm kiếm và tạo điều kiện phát triển các ngành nghề phù hợp, đơn giản, nguồn vốn đầu tư ban đầu tương đối thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khả quan để tạo việc làm, cải thiện tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là lao động nữ, người lớn tuổi như: may gia công túi xách, các loại hình dịch vụ nấu đám, tiệc... để giải quyết lao động nhàn rỗi, tại chỗ.


- Chỉ tiêu phấn đấu:


+ Thu nhập bình quân đầu người/năm tính đến năm 2015: gấp 1,5 - 1,8 lần so với thời điểm xuất phát của xã (năm 2011 thu nhập bình quân đầu người của xã Phước Lộc là 16,5 triệu đồng/người/năm);


Loại hình nuôi trồng thủy sản:


- Diện tích dự kiến đất nuôi trồng thủy sản 65 ha.


- Hình thành khu du lịch sinh thái, câu cá giải trí kết hợp kinh doanh sản phẩm chế biến tại chỗ. Chủng loại cá chú trọng đến các loại cá da trơn như: cá chép, cá tra, cá phi. . .


Loại hình V - A - D:


Định hướng quy mô của loại hình tối thiểu từ 6000 - 8.000 m2. Hình thức dự kiến: vườn cây ăn trái, câu cá giải trí, du lịch sông nước (kênh Cây Khô). Tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao cần có sự tác động của các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về nguồn vốn, thị trường, quảng bá thương hiệu….


Loại hình kinh doanh nhà trọ cho thuê đạt yêu cầu sinh hoạt:


Hiện tại trên địa bàn toàn xã có 96 hộ kinh doanh nhà trọ với khoảng 802 phòng, gần 1.483 nhân khẩu đang tạm trú (chiếm 23,6%) dân số toàn xã.


Loại hình hoa lan, cây kiểng:


- Quy mô dự kiến: 2,0 ha; (hiện hữu 0,2ha)


- Quy mô điển hình của nông nghiệp sinh thái đô thị, cung cấp sản phẩm nông nghiệp cao phục vụ nhu cầu trang trí cho hộ gia đình và cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí cư dân thành phố. Các chủng loại thường gặp ở mô hình này là: Mai vàng (mai ghép nhiều màu, mai tai giảo...), Bon sai, gồm một số loại như cùm rụm, tắc, khế, mai, cần thăng...; Kiểng lớn như mai chiếu thủy, kiểng lá...; Hoa cao cấp như lan cắt cành.


- Loại hình này không cần nhiều đất, nhưng đòi hỏi chủ hộ phải nắm vững kỹ thuật chiết ghép, trồng, chăm sóc hoa kiểng và cái nhìn tinh tế thẩm mỹ và nhu cầu nước tưới. Để có thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm, chỉ cần khoảng 500m2 đất với tổng vốn (lưu động, cố định) khoảng 50 - 70 triệu đồng. Hiện nay sản lượng lan trong năm khoảng 30.000 chậu. Đặc trưng của mô hình là không gây ô nhiễm, mà còn góp phần làm cho cảnh quan môi trường ngày càng thêm sắc màu sạch đẹp, là những đặc điểm ưu việt của loại mô hình này.


3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội:


Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): hiện tại là 8,71%, Phấn đấu đến năm 2014 còn khoảng 0,5 % (mỗi năm giảm khoảng 3%).


3.3. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm:


Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Thực hiện lồng ghép các chương trình dạy nghề cho nông dân biết về quản lý kinh tế, vững về kỹ thuật, khả năng tiếp thị; cán bộ xã giỏi về phát triển nông thôn, là nòng cốt góp phần quan trọng trí thức hóa nông thôn.


Các chỉ tiêu cụ thể:


- Duy trì tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm (trừ số lao động trong độ tuổi đang đi học tập trung tại các trường Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học theo quy định,…) đạt trên 90%.


- Đào tạo nghề cho 2.048 lao động;


- Giải quyết việc làm cho 750 lao động chưa có việc làm và lao động nhàn rỗi.


3.4. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:


- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã. Đến năm 2015 sẽ có 02 tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả.


- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, mở rộng hợp đồng tiêu thụ nông sản.


- Thực hiện chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.


4. Văn hóa, xã hội và môi trường:


4.1. Giáo dục:


Tiếp tục thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm:


- Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình;


- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: đạt 100%;


- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: đạt 80%;


- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề…): 100%;


- Hiệu suất đào tạo (tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm học) đạt ít nhất 95%;


- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo: vận động lao động tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài hạn (chính quy và không chính quy), được cấp các loại chứng chỉ, văn bằng như: chứng chỉ học nghề, bằng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng và đại học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 70%, trong đó 40% là lao động nữ.


4.2. Y tế:


- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt trên 70%, cụ thể:


+ Các đối tượng được quy định như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, chính sách có công… do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ người nghèo chi trả tham gia bảo hiểm y tế 100%.


+ Các đối tượng còn lại tự đóng toàn bộ phí bảo hiểm y tế hay được ngân sách hỗ trợ một phần (đối với hộ nghèo có mức thu nhập từ 8 triệu - dưới 12 triệu đồng/người/ năm… hỗ trợ 50% mức đóng bảo hiểm y tế).


4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:


- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


- Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hóa:


+ Số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa 3/4 ấp: 75%;


+ Tỷ lệ gia đình văn hóa: 80%;


+ Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên: 25%;


+ Tỷ lệ người tham gia các hoạt động văn nghệ: 20%.


4.4. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:


Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.


- Các chỉ tiêu phấn đấu:


+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100%


+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn: 98%


+ Tỷ lệ người dân tham gia thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường đạt trên 90%.


+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong ấp đạt 90%.


+ Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường: 90%.


+ Đối với chỉ tiêu xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch: Căn cứ vào quy hoạch chung của huyện Nhà Bè, xã Phước Lộc không có quy hoạch xây dựng nghĩa trang (huyện Nhà Bè có quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân tại xã Nhơn Đức với quy mô 50ha).


4.5. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội:


- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng thông qua việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, bức xúc của người dân tại xã.


- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã và ấp. Các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Vận động người dân phát triển sản xuất làm giàu chính đáng, hỗ trợ giúp đỡ hộ nghèo và tạo điều kiện cho họ có việc làm, tạo thu nhập từng bước vươn lên thoát nghèo.


- Xây dựng thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; phát huy dân chủ cơ sở để dân có cơ hội tham gia và giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra ”.


- Chỉ tiêu phấn đấu:


+ Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức xã đạt chuẩn;


+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định;


+ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh;


+ Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.


4.6. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:


- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã; đẩy mạnh phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”;


- Xây dựng lực lượng công an xã ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp lệnh công an xã và hướng dẫn của ngành công an;


- Không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chính quyền; khiếu kiện vượt cấp kéo dài; gây rối an ninh trật tự;


- Kiềm chế và làm giảm các loại tai nạn, tệ nạn xã hội; Không dể xảy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

 

Quỳnh Chi