Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi giai đoạn 2012 - 2015

Ngày 28/12/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6697/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau:


* Mục tiêu chung:


- Xây dựng xã Tân Phú Trung trở thành xã nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.


- Xây dựng xã Tân Phú Trung trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.


* Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2012 đến năm 2015.


NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ


1. Quy hoạch:


- Tiếp tục hoàn thiện các đồ án quy hoạch tại xã.


- Thực hiện đồ án quy hoạch nông thôn mới nhằm kết nối các đồ án quy hoạch hiện hữu trên địa bàn xã, bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.


2. Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội nông thôn:


2.1. Giao thông:


Từ nay đến năm 2015 xây dựng hệ thống giao thông nông thôn hiện đại, chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản, góp phần giảm khoảng cách chênh lệch về kinh tế cũng như trình độ dân trí giữa nông thôn và thành thị.
Tập trung phát triển đồng bộ, bền vững mạng lưới giao thông của xã:


- Đường nối giữa các xã hay từ trung tâm hành chính xã tới các ấp được nhựa hóa hay bê tông hóa đạt chuẩn kỹ thuật;


- Đường trục nối giữa các ấp được cứng hóa đạt chuẩn kỹ thuật;


- Đường liên ấp nối giữa các tổ trong ấp, liên tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.


2.2. Thủy lợi:


Nạo vét kênh, tận dụng đất nạo vét để làm bờ bao ngăn triều cường ở một số khu vực trũng thường ngập úng. Trên cơ sở các tuyến kênh đã có nền hạ hiện hữu, tiến hành nâng cấp sỏi đỏ hai bên bờ làm đường vận chuyển nông sản: 14 tuyến kênh mương, tổng chiều dài là 17.578 m.


2.3. Điện:


- Vận động, tuyên truyền và có chính sách hỗ trợ người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm (đèn huỳnh quang thay thế đèn dây tóc).


- Cải tạo, nâng cấp:


+ Trạm biến áp: 5 trạm, công suất: 220 KVA.


+ Đường dây hạ thế: 34,5 km.


2.4. Trường học:


- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học để đạt chuẩn, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”


- Xây dựng mới:


+ Trường tiểu học Tân Phú có 02 phân hiệu, trong đó 01 phân hiệu nằm trên đường Quốc lộ 22 (ấp Giữa) thiếu diện tích phòng dạy và học. Do đó, đề xuất cải tạo, nâng cấp phân hiệu thứ 2 của trường tiểu học Tân Phú (ấp Xóm Đồng) nhằm đáp ứng cơ bản nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trên địa bàn xã. Quy mô cải tạo, nâng cấp trường tiểu học Tân Phú là xây dựng mới 05 phòng học, khối phụ và sữa chữa 14 phòng, kinh phí 28.000 triệu đồng.


+ Xây dựng trường tiểu học Tân Phú Trung đạt chuẩn quốc gia (ấp Đình) diện tích 10.000 m2, kinh phí: 55.000 triệu đồng. Thực hiện theo Quyết định số 412/QĐ-BQL ngày 4 tháng 10 năm 2012 của Ban Quản lý Đô thị xây dựng công trình huyện Củ Chi (nguồn vốn ngân sách thành phố).


2.5. Cơ sở vật chất văn hóa:


- Hiện nay người dân tại xã sinh hoạt văn hóa văn nghệ ở 11 văn phòng ấp và sinh hoạt theo cụm Tam Tân (Tân Thông Hội, Tân An Hội và Tân Phú Trung) theo quy hoạch chung của huyện. Ngoài ra xã đã có quy hoạch xây dựng Công viên giải trí quốc tế 126,8 ha; do đó trong thời gian tới xã không đầu tư xây dựng mới Trung tâm văn hóa xã, chỉ xây dựng 01 nhà truyền thống xã đặt tại UBND xã.


- Chỉnh trang văn phòng ấp kết hợp với tụ điểm sinh hoạt văn hóa: 04 văn phòng x 50 triệu đồng/văn phòng, tại ấp Chợ, ấp Cây Da, ấp Bến Đò 1 và ấp Đình.


- Xây dựng mới 01 sân đa năng ở sân bóng đá ấp Cây Da.


2.6. Chợ: Cải tạo, nâng cấp chợ sáng Tân Phú Trung


2.7. Bưu chính - viễn thông:


Nâng cấp bưu điện xã trở thành trung tâm phục vụ bưu chính gắn với các điểm truy cập dịch vụ internet ở mỗi ấp tạo điều kiện để nhân dân mở mang kiến thức và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư nâng cấp máy truy cập Internet tốc độ cao, bổ sung dung lượng. Xây dựng và nhân rộng mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp.


2.8. Nhà ở dân cư: Cải tạo, xây dựng mới, nâng cấp nhà ở của người dân đạt chuẩn theo hiện trạng.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất:


3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập:


- Nâng thu nhập bình quân đầu người năm đạt từ 1,5 - 1,8 lần so với trước khi xây dựng đề án.


- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): dưới 2%.


- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Thương mại, dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.


- Phấn đấu đào tạo nghề cho lao động đạt trên 70% tổng số lao động trên địa bàn xã trong đó có 40% là lao động nữ.


- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh. Trong đó quy hoạch sản xuất rau an toàn; hoa cây kiểng; cá cảnh; cỏ; bò sữa…


3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội:


- Tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 3 của thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu/người/năm và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2%.


- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.


3.3. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm:


Mở các lớp tập huấn đào tạo nghề ngành nông nghiệp: cây cảnh, chăn nuôi, thú y…; ngành phi nông nghiệp: lớp may công nghiệp, điện tử ở các trường trung cấp, cao đẳng nghề của huyện.


3.4. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:


- Tuyên truyền, vận động nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.


- Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.


- Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính, máy in)


- Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD, dịch vụ của các tổ chức kinh tế Tổ hợp tác, Hợp tác xã thông qua:


- Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản …


- Hỗ trợ kỹ thuật: tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.


- Hỗ trợ về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại;


- Tham quan học tập mô hình liên kết sản xuất đáp ứng tốt dịch vụ cho người dân.


- Chỉ tiêu phấn đấu: Củng cố hợp tác xã rau an toàn Tân Phú Trung hoạt động có hiệu quả.


4. Văn hóa, xã hội và môi trường:


4.1. Giáo dục:


Tiếp tục thực hiện hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm:


- Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình.


- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%;


- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề…): 98%.


- Phổ cập bậc học giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%.


- Tỷ lệ xóa mù chữ đạt theo tỷ lệ quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.


4.2. Y tế:


- Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Bảo hiểm y tế. Hỗ trợ các hình thức bảo hiểm theo quy định.


- Tổ chức các hoạt động y tế cộng đồng. Xây dựng hình ảnh trưng bày các loại cây thuốc nam tại trạm y tế xã.


- Chỉ tiêu phấn đấu:


Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế:


+ Các đối tượng được quy định như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, chính sách có công… do ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ người nghèo chi trả tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%.


+ Các đối tượng còn lại tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 70%.


Y tế xã đạt chuẩn cơ sở vật chất.


4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:


- Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, làm cho phong trào càng phát triển sau rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn xã.


- Triển khai dần từng bước nâng cao chất lượng các phong trào: gia đình văn hóa, ấp văn hóa, gương người tốt, việc tốt.


- Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hóa:


+ Số ấp đạt tiêu chuẩn ấp văn hóa: 100%;


+ Tỷ lệ gia đình văn hóa: 90%;


+ Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên: 35%;


+ Tỷ lệ người tham gia các hoạt động văn nghệ: 30%;


+ Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hóa: 80%;


+ Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn khoa học kỹ thuật: 80%.


4.4. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:


- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.


- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phạt hành chính hay đề xuất huyện ra quyết định đóng cửa cơ sở hay tổ chức sản xuất - kinh doanh vi phạm về môi trường.


- Các chỉ tiêu phấn đấu:


+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100%


+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%


+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn: trên 90%


+ Xây dựng 02 cơ sở trung chuyển rác, thành lập 11 tổ vệ sinh ấp.


+ Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%


+ Quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang: đạt.


4.5. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội:


Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.


4.6. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:


* Nội dung 1: Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy, quy ước các mô hình tự quản về an ninh trật tự, an ninh; phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và trật tự giao thông.


* Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh cơ sở xã, ấp, tổ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

 

Quỳnh Chi