Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Đề án nông thôn mới xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi giai đoạn 2012 - 2015

Ngày 26/3/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1448/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể như sau:


* Mục tiêu chung:


Xây dựng xã An Nhơn Tây trở thành xã nông thôn mới thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ… nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.


Xây dựng xã An Nhơn Tây trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.


* Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2012 đến năm 2015.


NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ


1. Quy hoạch:


Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT/BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28 tháng 10 năm 2011 của liên Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.


2. Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội nông thôn:


2.1. Giao thông:


- Nâng cấp 01 tuyến đường trục xã, dài 600m.


- Nâng cấp, mở rộng, 03 tuyến đường trục ấp, dài 5.434m.


- Nâng cấp 02 tuyến đường giao thông ngõ, tổ, dài: 1.735m.


- Nâng cấp mở rộng 04 tuyến đường giao thông nội đồng, dài: 5.500m.


2.2. Kênh rạch (Công trình phòng chống lụt bão):


Nâng cấp gia cố kết hợp giao thông nội đồng 11,644 km, 5 tuyến;


Kiên cố hóa kênh tưới 2,555 km, 4 tuyến;


Nâng cấp kênh tiêu, tưới kết hợp gia cố bờ kênh, giao thông nội đồng 1,35 km, 2 tuyến;


Kênh phục vụ tiêu thoát nước và sản xuất nông nghiệp 2,8 km, 2 tuyến.


2.3. Điện:


Cải tạo nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng và hệ thống chiếu sáng dân lập trên địa bàn xã, vận động nhân dân thực hiện tiết kiệm điện.


Đảm bảo 100% hộ dân được sử dụng điện kế trực tiếp, phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu sử dụng các phương tiện phục vụ tinh thần của người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.


2.4. Trường học:


Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học, thực hiện đúng phương châm “học đi đôi với hành”.


2.5. Cơ sở vật chất văn hóa:


Xây dựng mới: 02 văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa (Chợ Củ, Gò Nổi A). Sửa chữa, nâng cấp 09 văn phòng ấp kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa (Bàu Đưng, Ba Sòng, Gò Nổi, Xóm Mới, Xóm Trại, Lô 6, Gót Chàng, Bến Mương, Chợ Củ 2), nâng cấp hội trường Ủy ban nhân dân xã.


2.6. Chợ:


Chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp các sạp tại chợ, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy; Đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chợ.


2.7. Bưu chính - viễn thông:


Tăng cường đưa công nghệ thông tin về đến các ấp trong xã thông qua đầu tư xây dựng đường truyền Internet tốc độ cao, bổ sung dung lượng.


Xây dựng và nhân rộng mô hình truy cập thông tin trên mạng Internet cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp hướng tới mỗi nhà nông một website.


Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng công nghệ thông tin, tiếp cận nhanh chóng kịp thời thông tin trong và ngoài nước.


2.8. Nhà ở dân cư:


Chỉnh trang nhà ở dân cư: 10 - 15% hàng năm; Vận động và tuyên truyền người dân tham khảo nhà mẫu cho nông thôn khi có nhu cầu xây nhà mới; vận động cải tạo sửa chữa để không còn nhà tạm, xây dựng cải tạo để không còn nhà lấn chiếm hành lang an toàn bảo vệ sông, kênh rạch theo quy định.


3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất:


3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập:


Nâng thu nhập bình quân đầu người năm đạt từ 1,5 đến 1,8 lần so với trước khi xây dựng đề án.


Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): dưới 2%.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Nông nghiệp - Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ.


Phấn đấu đào tạo nghề cho lao động đạt trên 70% tổng số lao động trên địa bàn xã trong đó có 40% là lao động nữ.


3.2. Giảm nghèo và an sinh xã hội:


* Nội dung 1: Tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 3 của thành phố đạt thu nhập trên 12 triệu/người/năm vào năm 2012 và giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn <2%.


* Nội dung 2: Hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi cho 507 hộ xóa đói giảm nghèo, đến năm 2015 cơ bản hoàn thành chương trình giảm nghèo trên địa bàn xã.


3.3. Tỷ lệ lao động có việc làm:


Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn, cụ thể:


- Đào tạo nghề kết hợp giải quyết việc làm cho 1.000 lao động địa phương (ngắn hạn và dài hạn) phục vụ cho phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn xã.


- Giải quyết việc làm cho 100 lao động/năm ưu tiên bộ đội xuất ngũ và hộ nghèo.


3.4. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn:


* Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã. Bồi dưỡng, đào tạo: các chức danh tổ trưởng tổ hợp tác, chủ nhiệm, ban quản trị phải được nâng cao về năng lực quản lý.


* Nội dung 2: Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ của các tổ hợp tác , Hợp tác xã thông qua: Hỗ trợ điều kiện sản xuất như kho chứa, nhà sơ chế - bảo quản, công nghệ, thực hiện chế biến nông sản, hỗ trợ kỹ thuật, Tổ chức tham quan học tập các mô hình liên kết sản xuất, đáp ứng tốt dịch vụ cho nông dân.


* Nội dung 3: Thực hiện chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn: Liên hiệp hợp tác xã cùng ngành nghề, liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác…


4. Văn hóa, xã hội và môi trường:


4.1. Giáo dục:


Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, gồm:


- Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình.


- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm 98%.


- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 98%.


4.2. Y tế:


Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã.


- Vận động nâng tỷ lệ của người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế từ 70%.


4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh:


* Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


* Nội dung 2: Xây dựng quy ước về nếp sống văn hóa nông thôn: (tập trung vào việc cưới, tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội); giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.


4.4. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:


* Nội dung 1: Rà soát, khảo sát vận động nhân dân đăng ký lấy rác tại các khu dân cư tập trung và tự tiêu hủy rác sinh hoạt tại khu nông thôn.


* Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, ấp theo quy hoạch, gồm: xây dựng; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; phát triển cây xanh ở các công trình công cộng,.v.v…


Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.


Lắp đặt ít nhất 100 thùng rác công cộng hàng năm tại khu vực dân cư.


Trồng cây xanh các tuyến đường, trường học, cơ quan, y tế… vận động dân tham gia các hội thi Môi trường xanh của Sở, thành phố (Môi trường xanh, Chủ nhật xanh…).


4.5. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội:


Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.


4.6. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:


* Nội dung 1: Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy, quy ước các mô hình tự quản về an ninh trật tự, an ninh; phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và trật tự giao thông.


* Nội dung 2: Xây dựng lực lượng công an xã, lực lượng xã đội vững mạnh, năng động, nhạy bén, nắm chắc tình hình địa phương, không để xảy ra bất ổn về chính trị, điểm nóng về trật tự an ninh.

 

Lam Điền