Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu

Ngày 20/3/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1336/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 và Tết Giáp Ngọ năm 2014, cụ thể như sau:


1. Các nhóm thuốc thiết yếu, số lượng và các mặt hàng thuốc trong Chương trình Bình ổn năm 2013 và Tết Giáp Ngọ năm 2014:


Thuốc thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố gồm 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều (bao gồm các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho-hen phế quản, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị giun, trị thấp khớp, vitamin - khoáng chất, thuốc dùng ngoài, thuốc cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tâm thần, thuốc trị nấm, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu). Danh mục thuốc bình ổn được xây dựng căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ V và nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu của người dân thành phố.


Số lượng thuốc bình ổn chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân thành phố sử dụng trong năm.


2. Đối tượng tham gia Chương trình:


- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở tại thành phố hoặc các tỉnh - thành khác trong cả nước, công ty tham gia Chương trình có năng lực trong sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được số lượng thuốc lớn và đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.


- Các nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn thành phố đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.


- Các Đại lý thuốc ở khu vực ngoại thành có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc còn hiệu lực.


3. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình:


3.1. Điều kiện tham gia


- Có chức năng sản xuất - kinh doanh dược phẩm, đạt chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP; có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thuốc; có thuốc cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, xuyên suốt.


- Có phương án sản xuất, kinh doanh bình ổn thị trường và tình hình tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...) đủ khả năng để tạo nguồn thuốc phục vụ bình ổn.


- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển đảm bảo đủ khả năng phục vụ cho việc phân phối thuốc theo yêu cầu của Chương trình.


- Có mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp trên địa bàn thành phố. Có kế hoạch phát triển hệ thống phân phối phục vụ người dân trên địa bàn thành phố trong năm thực hiện Chương trình. Các điểm bán thuốc bình ổn là các nhà thuốc đạt chuẩn “Thực hành tốt Nhà thuốc” - GPP và các Đại lý thuốc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc còn hiệu lực.


- Cam kết thuốc tham gia trong Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng thuốc.


- Cam kết về giá bán các thuốc bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất 5 - 10% và được sự chấp thuận của Sở Y tế và Sở Tài chính.


3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ


a) Quyền lợi:


- Được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm, các doanh nghiệp và điểm bán tham gia trong Chương trình.


b) Nghĩa vụ:


- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng phương án đã đăng ký, đảm bảo thuốc tham gia Chương trình đạt chất lượng.


- Chấp hành điều động cung ứng thuốc để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Y tế khi có xảy ra biến động.


- Chủ động liên kết, hợp tác, xây dựng mới điểm bán lẻ thuốc để phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán thuốc bình ổn của doanh nghiệp trên địa bàn.


- Treo băng-rôn, bảng giá tham gia Chương trình Bình ổn tại điểm bán; bố trí thuốc bình ổn ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt trong khu vực thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn; phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại thuốc và bán đúng giá thuốc bình ổn.


- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của Chương trình Bình ổn theo kế hoạch này.

 

Nguyên Ngân