Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015

Ngày 09/10/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5212/QĐ-UBND về ban hành Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015, cụ thể như sau:


* ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2020:


Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 của thành phố 18,5%/năm. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Thành phố không tính dầu thô đạt 19,26 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2010. Cơ cấu xuất khẩu của Thành phố đã từng bước chuyển dịch theo hướng nâng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Đến thời điểm hiện nay (tháng 7 năm 2012), thành phố có 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm dệt may, giày dép, máy vi tính - sản phẩm điện tử, linh kiện.


Căn cứ tình hình phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 và đặc biệt năm 2011, năm đầu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011- 2015, cũng là năm gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng và giảm đầu tư công; để đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân không kể dầu thô giai đoạn 2011-2015 tăng 13%/năm, cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2015 dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng như sau:


- Giữ vững tốc độ xuất khẩu nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao (dệt may, giày dép), thúc đẩy tăng trưởng nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng (sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, công nghiệp nội dung số) và giảm kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu thô đối với nhóm hàng nông - lâm - thủy hải sản.


- Tập trung phát triển nhóm dịch vụ phục vụ xuất khẩu theo đó tác động mạnh mẽ và thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu ngày càng nhiều với quy mô kim ngạch ngày càng lớn, bao gồm các mảng dịch vụ cụ thể như: dịch vụ logistics, dịch vụ xuất khẩu phần mềm, hội chợ triển lãm, trung tâm thương mại quốc tế, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ công nghệ cao….


- Tiếp tục gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, đồng thời chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của khu vực Châu Phi, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Đại Dương.


Cụ thể đối với các nhóm, mặt hàng:


1. Nhóm sản phẩm công nghiệp (trong đó có sản phẩm công nghệ cao): tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Tốc độ tăng trưởng bình quân nhóm dự kiến tăng 13,1%/năm và chiếm tỷ trọng 54,4% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 (nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu phần mềm sẽ chiếm tỷ trọng 55%, riêng sản phẩm công nghệ cao chiếm tỷ trọng gần 10% tổng giá trị hàng xuất khẩu). Trong đó:
- Hàng dệt may, giày dép: vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thành phố đến năm 2015, sau đó có xu hướng ổn định mức tỷ trọng xuất khẩu, do đây là ngành hàng có thâm dụng lao động cao mà Thành phố không có lợi thế. Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu chỉ có thể thông qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và sản phẩm, tăng hàm lượng giá trị tạo mới của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung vào khâu thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm và xây dựng nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước. Cụ thể:


+ Dệt may: dự kiến đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gấp 2 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 22% (năm 2010 đạt 3,3 tỷ USD). Bên cạnh yếu tố nâng cao giá trị tăng thêm của sản phẩm, việc đa dạng hóa thị trường và sản phẩm là yếu tố cơ bản để tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Về lâu dài, cần chọn lọc một số sản phẩm dệt may chủ lực, có lợi thế cạnh tranh để phát triển.
Thị trường xuất khẩu cần hướng tới là thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản với thị phần ổn định. Tiếp tục phát triển các thị trường tiềm năng như Lào, Campuchia, Myanmar, Ấn độ với các dòng sản phẩm trung bình, đồng thời phát triển các thị trường nhỏ lẻ nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông, Singapore với các dòng sản phẩm cao cấp và các thị trường mới như Trung Đông, Châu Đại Dương....


+ Giày dép: dự kiến đến năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu gấp 2,3 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 9,2% (năm 2010 đạt 1,2 tỷ USD).


Thị trường xuất khẩu chính của giày dép trong 5 năm tới vẫn là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển một số thị trường có mức tăng trưởng cao như Ấn Độ, Panama, Philippine, Thái Lan và các thị trường bước đầu có sự tham gia của hàng giày dép Việt Nam như Argentina, Chile, Israel, New Zealand, Slovakia...


- Sản phẩm công nghệ cao:


Đây là nhóm sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng mạnh và được xác định là mặt hàng chủ lực trong thời gian tới khi các doanh nghiệp ở Khu Công nghệ cao đã đi vào hoạt động. Dự kiến đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gấp 5,9 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 9,9% (năm 2010 đạt 499 triệu USD).


Thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao vẫn tập trung là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và ASEAN.


- Gỗ và sản phẩm gỗ:


Với thế mạnh về nhân công và tay nghề, sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ là ngành còn tiềm năng để phát triển và sẽ có bước phát triển đột phá nhờ hướng phát triển dòng sản phẩm đồ gỗ cao cấp và có sự kết hợp nhiều chất liệu trên cùng một sản phẩm. Dự kiến đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gấp 1,8 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 2,2% (năm 2010 đạt 356 triệu USD).
Về thị trường xuất khẩu, tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu, đồng thời tìm kiếm và mở rộng các thị trường mới như Trung Đông, Mỹ Latinh,...


2. Nhóm nông - lâm - thủy hải sản:


Đây là nhóm hàng cần nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó trọng tâm là các mặt hàng thủy hải sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè, thực phẩm chế biến…Do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích, khả năng khai thác, đánh bắt có hạn và yếu tố thời tiết nên tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm ở mức 11,9%/năm trong thời kỳ 5 năm 2011-2015. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường thế giới có hạn và giá cả lại không ổn định. Vì vậy, số kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng nhưng tỉ trọng của nhóm giảm dần từ 25,5% năm 2011 xuống còn 23,1% vào năm 2015.


Hướng phát triển chủ đạo là thực hiện chuyển dịch cơ cấu toàn lĩnh vực nông lâm thủy hải sản, trong mỗi ngành, trong từng loại sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng. Vì vậy, cần có sự đầu tư thích hợp vào khâu giống và công nghệ chế biến sau thu hoạch, kể cả đóng gói, bảo quản, vận chuyển...để tạo ra những đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm.


Đối với ngành chế biến thủy hải sản xuất khẩu: do không có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu và khó khăn trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường nên thời gian tới cần định hướng tập trung đầu tư phát triển lực lượng đánh bắt xa bờ với phương tiện hiện đại, thiết bị và công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm tinh có giá trị gia tăng cao, chủng loại đa dạng và chất lượng bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Xuất khẩu thủy hải sản đến năm 2015 dự kiến gấp 2 lần so với năm 2010 và chiếm tỉ trọng 3,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Thành phố.


Về thị trường xuất khẩu, vẫn tiếp tục khai thác xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mở rộng thị trường ASEAN, Trung Quốc, các nước Ả Rập, Châu Phi, Trung và Nam Mỹ.


3. Nhóm hàng hóa khác chiếm tỉ trọng 22,5% kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015, bao gồm sản phẩm công nghiệp đóng tàu, thép và các sản phẩm từ gang thép, máy biến thế và động cơ điện, giấy bìa và các sản phẩm từ giấy bìa, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa, sản phẩm đông y dược, thực phẩm chế biến….


* CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ:


Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu ở Thành phố giai đoạn 2011-2015, cần triển khai 4 chương trình nhánh, như sau:


1. Chương trình phát triển ngành Công nghiệp hỗ trợ trong Khu Công nghệ cao

 

Đơn vị chủ trì: Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố.


2. Chương trình nâng cao tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng ngành chế biến tinh lương thực – thực phẩm và xây dựng sản phẩm nông sản chế biến cao cấp xuất khẩu với giá trị gia tăng cao.


Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.


3. Chương trình hỗ trợ tiếp cận thị trường xuất khẩu


Đơn vị chủ trì: Trung tâm WTO Thành phố thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố.


4. Chương trình hỗ trợ đào tạo công nhân, chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam


Đơn vị chủ trì: Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố.

 

Nguyên Ngân