Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 129/2024/QĐ-UBND về bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 17/2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 130/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 131/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2021 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 132/2024/QĐ-UBND về bãi bỏ một phần (Bãi bỏ khoản 1 Điều 8 và khoản 1 Điều 9) Quyết định số 32/2023/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2023 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 133/2024/QĐ-UBND về bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 134/2024/QĐ-UBND về bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 51/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 137/2024/QĐ-UBND về ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của khối quận, huyện, thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND về việc tăng cường kỷ cương hành chính, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. ) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5905/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5904/QĐ-UBND về việc công bố 05 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư |

Đồ án quy hoạch chung khu đô thị Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè

Ngày 26/9/2013, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5328/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chung khu đô thị Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, tỷ lệ 1/5.000, cụ thể như sau:

* Vị trí và quy mô nghiên cứu:

1. Vị trí khu đất quy hoạch: quy mô đồ án quy hoạch chung khu đô thị Hiệp Phước với các mặt giáp giới như sau:

- Phía Đông       : giáp khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 1, 2, 3 và khu cảng.

- Phía Tây          : giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

- Phía Nam        : giáp sông Soài Rạp.

- Phía Bắc          : giáp sông Đồng Điền và xã Long Thới.

2. Quy mô diện tích: Quy mô khu đất quy hoạch khu đô thị Hiệp Phước là 1.354 ha (nằm trong tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước với quy mô 3.911 ha).

* Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:

- Xây dựng khu đô thị gắn với cảng biển, phát triển không gian đô thị và cơ sở hạ tầng, kết nối với toàn thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh ra biển, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Phát triển bến tàu khách tiêu biểu của thành phố, tạo điều kiện phát triển du lịch đường biển, đường sông và phát huy tiềm năng giao thông thủy nội địa của hệ thống sông, kênh rạch của thành phố và khu vực.

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng và động lực phát triển khu đô thị. Xác định tính chất, chức năng, định hướng phát triển không gian, bố cục quy hoạch kiến trúc và kết cấu hạ tầng khu đô thị nhằm phát triển một khu đô thị mang tính bền vững về mọi mặt - môi trường, xã hội và thương mại:

+ Một hình thái đô thị mang tính tầng bậc rõ nét.

+ Bảo tồn và khai thác tốt các hệ thống không gian mở sinh động.

+ Tạo sự sinh động cho các khu cửa ngõ.

+ Khai thác khu bờ sông làm các khu đô thị năng động.

+ Chú trọng giải quyết sự chuyển tiếp giao nhau giữa khu đô thị, khu cảng và khu công nghiệp/dịch vụ cảng/logistics.

+ Đề xuất nhiều loại công trình đa năng kết hợp.

+ Tạo lập các cộng đồng đa dạng trong khoảng cách đi bộ.

+ Hệ thống giao thông công cộng kết nối tốt.

+ Mật độ dân số phù hợp để hỗ trợ cho việc cung cấp các tiện ích cơ bản.

+ Duy trì mật độ cao mà vẫn đảm bảo tiện nghi.

+ Tạo các nối kết với cộng đồng của khu vực xung quanh.

+ Áp dụng chiến lược về tính bền vững sinh thái trong phương án thiết kế.

- Tạo cơ sở pháp lý về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, quản lý xây dựng các khu chức năng trong khu đô thị Hiệp Phước.

* Tính chất chức năng quy hoạch:

1. Tính chất: Khu đô thị Hiệp Phước (nằm trong tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước) là khu đô thị mới đa chức năng của thành phố Hồ Chí Minh, với tính chất đặc thù là đô thị ven cảng, cụ thể:

- Đô thị loại 1 theo Tiêu chuẩn phân loại đô thị của Việt Nam.

- Khu đô thị ven cảng quốc tế quy mô lớn, đầu mối trung chuyển phục vụ thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

- Khu đô thị gắn liền với khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, đa ngành, đa dạng về sản phẩm.

- Khu đô thị hiện đại, với các khu ở đầy đủ tiện nghi và cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh, môi trường sống chất lượng cao, đảm bảo môi trường tốt cho những người sống và làm việc cũng như những người khách đến thăm luôn cảm thấy thoải mái và hạnh phúc.

2. Phân khu chức năng: các phân khu chức năng chủ yếu của khu đô thị bao gồm:

- Các khu ở: các loại hình nhà ở, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân sống trong khu vực.

- Các công trình công cộng: các công trình thương mại, dịch vụ, thương nghiệp, tài chính, hành chính sự nghiệp, công trình văn hóa…

- Hệ thống các công viên và cây xanh đô thị.

- Các công trình điểm nhấn: công viên thể dục thể thao, công viên chủ đề, bến tàu khách quốc tế, bến tàu canô, tàu du lịch.

- Hệ thống đường sắt đô thị với các quảng trường giao thông kết nối hoàn hảo, tạo cảm giác an toàn và thuận tiện cho người sử dụng.

- Hệ thống đường giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật.

* Quy hoạch giao thông:

a) Giao thông công cộng:

- Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 4 kết nối từ Khu vực trung tâm hiện hữu của thành phố đến khu đô thị Hiệp Phước đảm bảo khả năng vận chuyển tối đa khối lượng lớn hành khách được nhanh chóng, an toàn. Lưu ý, đối với vị trí và quy mô các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 4 sẽ được xác định chính xác, cụ thể theo dự án đầu tư xây dựng. Riêng đối với vị trí và quy mô Depot Hiệp Phước thực hiện theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 3757/UBND-ĐTMT ngày 30 tháng 7 năm 2012.

- Quy hoạch mạng lưới xe buýt: kết nối các khu chức năng trong khu đô thị Hiệp Phước, khu cảng Hiệp Phước và kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 4 thông qua các điểm trung chuyển hành khách - ga metro, đảm bảo khả năng khai thác tối ưu vận tải hành khách công cộng. Trong khi chưa khai thác tuyến đường sắt đô thị số 4, khai thác các tuyến xe buýt kết nối với khu trung tâm thành phố và các khu vực đô thị khác.

b) Giao thông đối ngoại:

- Xây dựng mới tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia tới cảng Hiệp Phước, riêng đoạn đi qua khu đô thị được bố trí phía Nam khu quy hoạch.

- Xây dựng đường Vành đai 4 đảm bảo chức năng giao thông lưu thông nhanh, hiệu quả và an toàn kết nối giữa khu đô thị, khu cảng Hiệp Phước của thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây.

- Về lộ giới và hành lang bảo vệ của đường Vành đai 4 kết hợp với tuyến đường sắt chuyên dụng đi song song phải đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4.

c) Giao thông đường bộ đối nội:

- Trên cơ sở tính toán nhu cầu giao thông của khu đô thị, quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa về chức năng giao thông và đạt chỉ tiêu tỷ lệ, mật độ giao thông theo quy định.

- Về kết nối giao thông với tỉnh Long An: mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu đô thị cảng Hiệp Phước theo hướng Tây, ngoài tuyến đường Vành đai 4 có 3 tuyến đường khác kết nối giữa khu đô thị mới Hiệp Phước với tỉnh Long An:

+ Đường phía Bắc (đường Phan Văn Bảy hiện hữu) kết nối với khu công nghiệp Long Hậu - Tân Kim.

+ Đường phía giữa nối với Tỉnh lộ 34.

+ Đường phía Nam kết nối với huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

d) Giao thông đường thủy: tận dụng lợi thế hệ thống sông ngòi và kênh rạch đặc trưng của khu đô thị cảng Hiệp Phước bố trí luồng giao thông thủy kết hợp với việc bố trí các trạm dừng, đậu cho thuyền tại vị trí các khu chức năng mang tính chất đặc thù đảm bảo khai thác tối ưu hiệu quả. Lưu ý, cần đảm bảo về Hành lang bảo vệ sông, rạch theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.

e) Hệ thống bến bãi:

- Quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe công cộng:

+ Xây dựng bãi đỗ xe công cộng tại các quảng trường giao thông trước ga và những khu vực dự định sử dụng để đỗ xe buýt.

+ Hình thức bãi đỗ xe trong các quảng trường nhà ga sẽ là bãi đỗ xe lập thể. Tuy nhiên, trường hợp cần thiết phải sử dụng không gian mặt đất lớn trong quảng trường thì sẽ bố trí thành bãi đỗ xe ngầm.

+ Bãi đỗ xe chủ yếu dành cho mục đích đậu xe buýt được bố trí một phần tại quảng trường giao thông, còn lại được bố trí đậu tại các bãi đỗ xe buýt công cộng tại khu đất phía Đông Bắc đường Vành đai 4 và phía Tây đường trung tâm Hiệp Phước đi tỉnh Long An.

- Định hướng xây dựng bãi đỗ xe bắt buộc phải xây dựng kèm công trình:

+ Đối với công trình có quy mô xây dựng công trình lớn, phải xây dựng bãi đỗ xe để có thể đảm bảo đủ số xe theo quy định.

+ Về xây dựng bãi đỗ xe trong khuôn viên khu đất cần đảm bảo bãi đỗ xe riêng và bãi đỗ xe này phải đảm bảo đủ số xe tính toán theo quy định.

f) Các nút giao thông chính: ưu tiên nghiên cứu giải pháp tổ chức giao thông giữa đường Nguyễn Văn Tạo với các tuyến đường phía Bắc (đường Phan Văn Bảy hiện hữu) kết nối với khu công nghiệp Long Hậu - Tân Kim, đường nối với Tỉnh lộ 34 và đường phía Nam kết nối với huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa chức năng giao thông đường Nguyễn Văn Tạo.

 

NCĐ