Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”
Ngày 25/9/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5248/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
1. Bố trí cán bộ, công chức theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Các Sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện bố trí đủ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2015.
2. Các hoạt động quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
2.1. Rà soát, phân loại, đánh giá, củng cố đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Báo cáo viên pháp luật; Tuyên truyền viên pháp luật; Hòa giải viên cơ sở; công chức làm công tác pháp chế của các Sở - ban - ngành; công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã để có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.
Thời gian thực hiện: năm 2014.
2.2. Xây dựng, hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2014.
3. Định kỳ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
3.1. Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật:
Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ công chức quản lý về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên pháp luật thành phố, quận - huyện; công chức làm công tác pháp chế của sở, ngành; công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã; tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở.
Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2016.
3.2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị:
Xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, bảo đảm đội ngũ cán bộ, công chức chuyên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là đối tượng thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị theo định kỳ 06 tháng, 01 năm.
Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2016.
3.3. Xây dựng quy hoạch cán bộ có ngoại ngữ, biết tiếng dân tộc, giỏi tin học làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2016.
3.4. Hỗ trợ thông tin pháp lý, tài liệu pháp luật cho cán bộ, công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương để cung cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thời gian thực hiện: năm 2014 - 2016.
4. Tổ chức Hội nghị, hội thảo, tọa đàm về chuyên đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước
Thời gian thực hiện: năm 2014.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp trang web về phổ biến, giáo dục pháp luật
Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật và thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua website.
Thời gian thực hiện: năm 2013 - 2016.
6. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án
Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án và triển khai mô hình có hiệu quả trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thời gian thực hiện:
a) Sơ kết việc thực hiện Đề án: cuối năm 2014.
b) Tổng kết việc thực hiện Đề án: năm 2016.
* Ban chỉ đạo Đề án
a) Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban;
b) Ông Trần Văn Bảy, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Trưởng ban thường trực;
c) Bà Trương Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Cán bộ thành phố, thành viên;
d) Ông Võ Văn Long, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, thành viên;
đ) Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, thành viên;
e) Đại tá Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc Công an thành phố, thành viên;
g) Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố, thành viên;
h) Ông Trần Công Ly Tao, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố, thành viên;
i) Ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng phòng Pháp chế Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên;
k) Bà Tạ Thị Minh Thư, Trưởng phòng Pháp chế Sở Giáo dục và Đào tạo, thành viên.
* Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo Đề án là Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp.
Nguyên Ngân
- Đề án nông thôn mới xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Đề án nông thôn mới xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015(21/10/2013)
- Thành lập Văn phòng giám định tư pháp Sài Gòn(21/10/2013)