Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5162/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5161/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5155/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5147/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5146/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc công bố 02 thủ tục hành chính được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5133/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam |

Điều lệ Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 08/8/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 4252/QĐ-UBND về phê duyệt Điều lệ Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Tên tiếng Việt: Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Tên tiếng nước ngoài: Psychological and Educational Scientific Association of Ho Chi Minh City.

Viết tắt là: PESAHCM.

Trụ sở làm việc của Hội đặt tại số 224, đường Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

* Tôn chỉ, mục đích: Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến ứng dụng tâm lý học và giáo dục học thuộc các ngành, các giới tại Thành phố Hồ Chí Minh.

* Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Tự nguyện, tự quản.

2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

4. Không vì mục đích lợi nhuận.

5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

* Hội có quyền hạn

1. Tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội.

2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.

4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin và đẩy mạnh việc ứng dụng tri thức tâm lý học và giáo dục học cho hội viên.

5. Tạo điều kiện liên kết hợp tác hoạt động giữa các chi hội và hội viên trong nghiên cứu, tuyên truyền, giảng dạy các vấn đề về tâm lý học và giáo dục học.

6. Ủng hộ và phát huy sáng kiến của hội viên trong việc phát triển tâm lý học và giáo dục học, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo và các hoạt động khác có ứng dụng tâm lý học và giáo dục học.

7. Thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ về tư tưởng, lý luận, phương pháp và kỹ thuật của các khoa học tâm lý và giáo dục học cho hội viên, tạo thêm điều kiện để hội viên tham gia có kết quả nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học.

8. Tham gia các hội thảo về nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến và ứng dụng tâm lý học và giáo dục học.

9. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước về những chủ trương và những biện pháp có liên quan đến việc ứng dụng tâm lý học và giáo dục học.

10. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.

11. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

* Hội viên

1. Hội viên chính thức:

Là công dân, tổ chức Việt Nam hiện đang sinh sống và hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh có hiểu biết về tâm lý học hay giáo dục học, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến và ng dụng tâm lý học và giáo dục học tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ Hội, được xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do Ban Chấp hành Hội quy định.

2. Hội viên liên kết, hội viên danh dự:

Các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được xem xét công nhận là hội viên liên kết. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do Ban Chấp hành Hội quy định.

Công dân, tổ chức Việt Nam có đóng góp cho sự phát triển của Hội, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội, được Hội công nhận là hội viên danh dự. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do Ban Chấp hành Hội quy định.

Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của Hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và không được bầu cử, ứng cử vào Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra của Hội.

* Hội viên chính thức có quyền

1.  Bầu cử và ứng cử vào Ban chấp hành của Hội.

2.  Kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề tâm lý học, giáo dục học có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

3. Tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng, các sinh hoạt khoa học do Hội tổ chức theo quy định của pháp luật.

4. Được Hội giúp đỡ về mặt khoa học, phương pháp và phương tiện (theo khả năng của Hội) trong việc học tập, nghiên cứu, phổ biến ứng dụng và giảng dạy tâm lý học và giáo dục học.

5. Được Hội bảo vệ quyền lợi chính đáng theo quy định của pháp luật.

6.  Được quyền ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.

 

NCĐ