Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1215/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 391 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 116 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 98 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu thu hút. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1210/QĐ-UBND về phê duyệt “Phương án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND về việc giải thể Hiệp hội Xuất nhập khẩu, hợp tác và đầu tư (Infotra) Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, phê duyệt điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1194/QĐ-UBND về công bố 32 danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thể dục thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1193/QĐ-UBND về công bố 06 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Trồng trọt thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |

Đề án “Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa thành phố với các tỉnh”

Ngày 03/06/2019, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2368/QĐ-UBND về Đề án “Phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ và vùng giáp ranh giữa thành phố với các tỉnh”, cụ thể như sau:

I. Sự cần thiết xây dựng đề án

Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.061,04 km²; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long AnTiền Giang. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh đã kéo theo nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng của thành phố cũng tăng mạnh.

Trong thời gian gần đây, cùng với chủ trương hạn chế khai thác khoáng sản, tăng cường kiểm soát đối với việc cấp phép khai thác cát san lấp, cát xây dựng của Chính phủ nói chung và các tỉnh phía Nam nói riêng dẫn đến mặt bằng giá cát xây dựng và san lấp có sự gia tăng đáng kể. Hoạt động khai thác, kinh doanh cát trái phép hiện được đánh giá là siêu lợi nhuận, kinh phí đầu tư không nhiều nên nhiều đối tượng lợi dụng điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp để khai thác khoáng sản trái phép và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng, đánh chìm phương tiện để tẩu thoát, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi bị phát hiện, xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

Bên cạnh đó, quy định xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản hiện hành còn nhiều bất cập và chưa đủ sức răn đe. Nhiều “kẽ hở” pháp luật đang bị các đối tượng khai thác cát trái phép lợi dụng để đối phó với cơ quan chức năng trong thời gian vừa qua dẫn đến tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn thành phố những năm gần đây xảy ra ngày càng nhiều, diễn biến ngày càng phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đời sống người dân khu vực xung quanh và công tác quản lý, bảo vệ nguồn cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn thành phố.

II. Cơ sở xây dựng đề án

- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Thông báo số 142/TB-VPCP ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát tại các địa phương;

- Chỉ đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 10205-CV/VPTU ngày 12 tháng 12 năm 2018 về đẩy mạnh công tác phòng, chống khai thác cát trái phép trên địa bàn thành phố trong thời gian tới;

- Thông báo số 45-TB/TU ngày 29 tháng 11 năm 2010 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương thực hiện Đồ án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Các văn bản quy định pháp luật hiện hành: Luật Khoáng sản năm 2010; Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012; Bộ luật Hình sự năm 2017; Luật quy hoạch năm 2017 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn; Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

III. Thực trạng nguồn tài nguyên cát xây dựng, cát san lấp và nhu cầu sử dụng trên địa bàn thành phố

1. Thực trạng nguồn tài nguyên cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn thành phố

Theo số liệu điều tra, khảo sát đã thực hiện (báo cáo lập quy hoạch, sử dụng tài nguyên khoáng sản rắn trên địa bàn thành phố), trữ lượng cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn thành phố như sau:

-       Cát xây dựng trên địa bàn thành phố đã được khảo sát đánh giá với trữ lượng khoảng 41.422.721 m3; trong đó khu vực cấm khai thác bao gồm 06 tiểu khu với tổng trữ lượng 19.697.672 m3 và khu vực dự trữ bao gồm 22 tiểu khu, tổng trữ lượng 21.725.040 m3.

-            Trữ lượng cát san lấp, đã được thăm dò đánh giá trữ lượng bao gồm 11 mỏ trên vùng biển Cần Giờ và 01 khu vực đã khảo sát trên sông Đồng Tranh với tổng diện tích 1.142 ha, trữ lượng 35.817.017 m3; 02 mỏ đang cấp phép thăm dò.

2. Nhu cầu cát xây dựng, cát san lấp trên địa bàn thành phố

- Nhu cầu sử dụng cát xây dựng

Theo số liệu tính toán nhu cầu cát xây dựng đến năm 2020 (Báo cáo Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030) là 20,38 triệu m3.

- Nhu cầu cát san lấp

Số liệu khảo sát sơ bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường (năm 2015) cho thấy nhu cầu sử dụng cát san lấp trên địa bàn thành phố là rất lớn so với trữ lượng khoáng sản cát đã được khảo sát, thăm dò (số liệu khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng vật liệu san lấp cho một số dự án lớn trên các quận - huyện: quận 4, quận 7, quận Bình Thạnh, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ từ nay đến năm 2025 vào khoảng 201.250.859 m3).

IV. Đặc điểm, tình hình hình

Ở khu vực các tuyến sông, tình trạng khai thác cát trái phép trong thời gian qua thường xảy ra vào ban đêm, nhất là khu vực giáp ranh với các tỉnh (sông Sài Gòn đoạn giáp ranh giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương, sông Đồng Nai khu vực giáp ranh giữa quận 9 và tỉnh Đồng Nai) và có các đặc điểm, địa hình như: xa khu dân cư, các đoạn sông có tầm nhìn rộng, dễ phát hiện đoàn kiểm tra từ xa hoặc các khu vực, đoạn sông có nhiều nhánh, rạch nhỏ dễ tẩu thoát. Các đối tượng thường sử dụng phương tiện thủy không đăng ký có tải trọng nhỏ, trang bị máy hút cát tự tạo công suất lớn chờ đêm tối để bơm hút cát trái phép tại các đoạn sông vắng; các ghe mua cát sẽ tiếp cận các đối tượng để thỏa thuận giá cả, địa điểm hút, cập mạn nhận cát và thanh toán tiền ngay trên sông. Khi lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện và truy đuổi, chúng thường lẩn trốn vào các sông rạch nhỏ hoặc đánh chìm phương tiện và tẩu thoát.

Đối với khu vực biển Cần Giờ, lợi dụng địa thế xa bờ (các đối tượng thường khai thác ở vị trí cách xa bờ từ 10 - 12km), điều kiện sóng to, gió lớn để khai thác và thường hoạt động vào ban đêm. Các đối tượng sử dụng xà lan có tải trọng lớn (500 - 1000 tấn), khả năng chịu đựng được sóng to, gió lớn để đối phó với các phương tiện của lực lượng truy đuổi. Thông thường các xà lan này đều thiết kế có họng xả đáy, do đó khi lực lượng chức năng truy đuổi, chúng thường chạy ra vùng biển xa bờ để lợi dụng điều kiện sóng, gió, vừa chạy vừa xả cát khai thác qua van xả đáy để phi tang, gây khó khăn cho việc bắt giữ và xử lý.

Trần Phát