Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5162/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5161/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5155/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5147/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5146/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc công bố 02 thủ tục hành chính được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5133/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam |

Đề án Tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài

Ngày 21/05/2018, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2139/QĐ-UBND về đề án Tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, cụ htể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT ĐỂ BAN HÀNH ĐỀ ÁN

- Trong những năm qua, thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước theo Luật Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố phát triển nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp), trong đó các loại hình doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) chiếm tỷ lệ cao, thu hút số lượng lớn người lao động trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ vào làm tại các khu công nghiệp này.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đang tiềm ẩn những nguy cơ dễ gây mất ổn định; tình hình thế giới, khu vực, trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp… là những cơ hội, điều kiện cho các thế lực thù địch tạo cớ lôi kéo đình công, lãn công, khi có thời cơ kích động biểu tình, bạo loạn, đập phá tài sản của doanh nghiệp gây thiệt hại cơ sở vật chất, đình trệ sản xuất làm ảnh hưởng môi trường thu hút đầu tư.

- Thời gian qua, trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và công nhân dẫn đến đình công, đập phá tài sản của doanh nghiệp, tiêu biểu như: Sự kiện vào tháng 5 năm 2014, cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 2015 dẫn đến các vụ việc đập phá, đình công tại các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và một số nước nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố và các tỉnh khác…, nổi lên nhiều nguyên nhân, trong đó việc nắm tình hình, cung cấp thông tin, đề xuất giải pháp chưa kịp thời nên chưa có biện pháp ngăn chặn, chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp và công nhân là nguyên nhân gây bất ổn; lực lượng tại chỗ để xử lý các tình huống chưa có là những nguyên nhân cơ bản trong công tác xây dựng lực lượng trên địa bàn trọng điểm tập trung nhiều thành phần kinh tế và người lao động.

Xuất phát những đặc điểm tình hình trên, khẳng định việc tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tổ chức xây dựng đơn vị tự vệ tại các doanh nghiệp với số lượng hợp lý, lấy xây dựng chất lượng chính trị độ tin cậy là chính, được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự nâng cao khả năng hoạt động sẵn sàng chiến đấu; là lực lượng nòng cốt trong thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, công tác vận động quần chúng và lao động sản xuất, là lực lượng tại chỗ xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng của người lao động, chủ doanh nghiệp, tài sản của nhà nước và doanh nghiệp.

- Tăng cường sự lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng theo Nghị định số 98/2014/NĐ-CP của Chính phủ để làm cơ sở cho tổ chức xây dựng đơn vị tự vệ, phấn đấu đến năm 2020 về số lượng, xây dựng đơn vị tự vệ đạt không dưới 15%, về chất lượng, tổ chức cơ sở đảng đạt từ 05 - 10% trở lên trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Chú trọng phát triển đảng viên trong đội ngũ cán bộ (tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và cán bộ đại đội), tiểu đội có đảng viên, trung đội có tổ đảng; tỷ lệ đoàn viên trong tự vệ đạt từ 60% trở lên.

2. Yêu cầu

- Bám sát, vận dụng phù hợp các văn bản pháp luật có liên quan trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

- Từng địa phương xây dựng Kế hoạch, xác định nội dung biện pháp, lộ trình bước đi thích hợp, khảo sát, chọn doanh nghiệp có điều kiện để tổ chức làm điểm, sơ kết và nhân rộng.

III. TỔ CHỨC, XÂY DỰNG ĐƠN VỊ TỰ VỆ

1. Quy định chung

- Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và Đề án của Ủy ban nhân dân thành phố, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận, huyện về tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện phối hợp với Ban, ngành đoàn thể quận, huyện cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,... (gọi chung là khu công nghiệp), chủ doanh nghiệp, người đại diện hợp pháp (người Việt Nam) của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tổ chức khảo sát, nắm tình hình về tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tổng hợp báo cáo danh sách người lao động trong độ tuổi nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện xây dựng, triển khai kế hoạch, hướng dẫn các khu công nghiệp và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ theo Đề án của Ủy ban nhân dân thành phố, kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận, huyện; chủ doanh nghiệp, người đại diện hợp pháp (người Việt Nam) kiêm nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện tổ chức thành lập đơn vị tự vệ.

- Người đứng đầu, người đại diện hợp pháp (người Việt Nam) kiêm nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có văn bản đề nghị, kế hoạch tổ chức đơn vị tự vệ gửi Bộ Tư lệnh thành phố, Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện để ra quyết định thành lập đơn vị tự vệ theo phân cấp.

2. Điều kiện tổ chức đơn vị tự vệ

a) Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng địa phương, cấp ủy đảng khối doanh nghiệp, khu công nghiệp mà trực tiếp là đảng ủy doanh nghiệp; sự quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện; sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh thành phố, Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện theo phân cấp quản lý.

- Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên.

- Có số lượng cán bộ, nhân viên, người lao động hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động không thời hạn: trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ được tổ chức từ cấp tiểu đội tự vệ trở lên.

- Phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch tổ chức lực lượng dân quân tự vệ của từng địa phương.

b) Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài chưa có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

- Phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng địa phương, cấp ủy đảng khối doanh nghiệp, khu công nghiệp mà trực tiếp là đảng ủy khối doanh nghiệp; sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân quận, huyện; chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh thành phố, Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện theo phân cấp quản lý về quốc phòng, quân sự.

- Đủ các điều kiện tổ chức đơn vị tự vệ theo quy định như doanh nghiệp có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Có số lượng cán bộ, nhân viên, người lao động hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên và hợp đồng lao động không thời hạn: trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ được tổ chức từ cấp tiểu đội tự vệ trở lên.

+ Phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kế hoạch tổ chức lực lượng dân quân tự vệ của từng địa phương.

- Tổ chức, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm thực hiện theo quy chế thống nhất giữa cấp có thẩm quyền thành lập (Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện, Bộ Tư lệnh thành phố) và người đứng đầu, người đại diện hợp pháp (người Việt Nam) kiêm nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

3. Thành lập đơn vị tự vệ

- Các quận, huyện tổ chức xây dựng điểm từ 02 đến 03 đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, trong đó gồm doanh nghiệp có tổ chức đảng và doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó sơ kết rút kinh nghiệm và nhân rộng.

- Công văn đề nghị (theo Mẫu số 01); chủ doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài phải có giấy ủy quyền (theo Mẫu số 02) cho người đại diện hợp pháp (người Việt Nam) kiêm nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ của doanh nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho doanh nghiệp thực hiện công tác quốc phòng, công tác tự vệ, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; tổ chức quản lý, chỉ huy đơn vị tự vệ.

- Bộ Tư lệnh thành phố, Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện hướng dẫn cho Ban Quản lý các khu công nghiệp, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, người đại diện hợp pháp (người Việt Nam) kiêm nhiệm chỉ huy đơn vị tự vệ của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài xây dựng kế hoạch tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ; thẩm tra ra quyết định thành lập đơn vị tự vệ và bổ nhiệm các chức danh cán bộ chỉ huy đơn vị tự vệ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

4. Quy mô tổ chức

a) Tổ chức, biên chế của đơn vị tự vệ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn, nhiệm vụ của các khu công nghiệp và các doanh nghiệp, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại nơi doanh nghiệp đứng chân, số lượng người lao động trong từng doanh nghiệp; bảo đảm thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng quận, huyện và doanh nghiệp. Được tổ chức, biên chế với quy mô cấp tiểu đội, trung đội, đại đội, có thể tổ chức thành nhiều trung đội, đại đội; gắn với phân xưởng, ca, kíp sản xuất để tổ chức đơn vị tự vệ như:

- Doanh nghiệp có từ 50 đến 500 lao động, tỷ lệ xây dựng từ 10 - 15%: 1 tiểu đội đến 1 (hoặc 2) trung đội.

- Doanh nghiệp có trên 500 đến 1.500 lao động, tỷ lệ xây dựng từ 8 - 9,9%: 2 trung đội đến 1 đại đội.

- Doanh nghiệp có từ 1.500 đến 3.000 lao động, tỷ lệ xây dựng từ 4 - 7,9%: 1 (hoặc nhiều) đại đội.

- Doanh nghiệp có từ 3.000 lao động trở lên, tỷ lệ xây dựng từ 1,2 - 3,9%: 2 đại đội trở lên.

b) Quy mô cụ thể:

- Cấp Đại đội: Quân số 97 đồng chí, tổ chức 3 trung đội (cán bộ đại đội: 4 đồng chí, trung đội trưởng: 3 đồng chí, tiểu đội trưởng: 9 đồng chí, tổ trưởng: 27 đồng chí, chiến sĩ: 54 đồng chí).

- Cấp Trung đội: Quân số 31 đồng chí, tổ chức 3 tiểu đội (trung đội trưởng: 1 đồng chí, tiểu đội trưởng: 3 đồng chí, tổ trưởng: 9 đồng chí, chiến sĩ: 18 đồng chí).

- Cấp Tiểu đội: Quân số 10 đồng chí (tiểu đội trưởng: 1 đồng chí, tổ trưởng: 3 đồng chí, chiến sĩ: 6 đồng chí).

- Tổ: Quân số 3 đ/c (tổ trưởng: 1 đồng chí, chiến sĩ: 2 đồng chí).

5. Tiêu chuẩn tuyển chọn vào đơn vị tự vệ

Công dân Việt Nam trong độ tuổi theo quy định tại Điều 9, Luật Dân quân tự vệ có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển vào tự vệ:

- Có lý lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại các địa phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được cấp có thẩm quyền xác nhận.

- Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.

- Đủ sức khỏe phục vụ trong đơn vị tự vệ.

6. Quy định về số lượng, chất lượng

Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện phối hợp với Ban Tổ chức quận, huyện ủy và các cơ quan chức năng tham mưu cho Quận ủy, huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, xây dựng đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, phấn đấu đến năm 2020 về số lượng, xây dựng đơn vị tự vệ đạt không dưới 15%, về chất lượng, tổ chức cơ sở đảng đạt từ 05 - 10% trở lên trong các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Chú trọng phát triển đảng viên trong đội ngũ cán bộ (tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và cán bộ đại đội), tiểu đội có đảng viên, trung đội có tổ đảng; tỷ lệ đoàn viên trong tự vệ đạt từ 60% trở lên.

7. Bảo đảm trang bị, trang phục

a) Bảo đảm trang bị

Dùi cui, roi điện, các công cụ hỗ trợ khác; trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên chưa trang bị vũ khí.

b) Bảo đảm trang phục

Mũ cứng, mũ mềm, quần, áo, giầy, tất, dây lưng (to, nhỏ)…theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

Chú ý: Bảo đảm trang bị, trang phục cho Ban Chỉ huy quân sự và đơn vị tự vệ theo Hướng dẫn số 3745/HD-BTM ngày 23 tháng 6  năm 2015 của Bộ Tham mưu Quân khu 7 về mang mặc trang phục; mang đeo vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ; mua sắm, quản lý, sử dụng, bảo quản trang bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ của lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn Quân khu 7.

8. Chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác chỉ huy đơn vị tự vệ (cán bộ đại đội, trung đội, tiểu đội)

Thực hiện theo Điều 18, 19, 20, 21, Thông tư số 79/2016/TT-BQP ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quy định mối quan hệ, công tác của Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở; chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và thôn đội trưởng, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ (Thông tư số 79/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng).

Trần Phát