Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

Ngày 23/01/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 447/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tại Thành phố, cụ thể như sau:

* Tên của Đề án:

“Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

* Mục tiêu của Đề án:

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị Thành phố, trước tiên là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn của Thành phố, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ, phát triển Thành phố đến năm 2015 và các giai đoạn tiếp theo. Ngoài mục tiêu chung nêu trên, khi thực hiện Đề án còn hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:

- Tạo điều kiện, động lực để cán bộ, công chức phấn đấu, rèn luyện, học tập và có cơ hội để tham gia công tác lãnh đạo, quản lý; tạo tính năng động trong công tác cán bộ;

- Thu hút những người thật sự có năng lực, đạo đức tốt từ bên ngoài cơ quan, đơn vị cùng tham gia;

- Nghiên cứu, tổ chức thực hiện, rút kinh nghiệm nhằm bổ sung cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước.

* Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh:

Các đơn vị hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập và tương đương trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và các sở - ngành, quận - huyện.

2. Đối tượng điều chỉnh:

a) Cấp trưởng phòng các đơn vị hành chính cấp trưởng phòng của các đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Cấp phó trưởng phòng các đơn vị hành chính cấp phó trưởng phòng của các đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Chỉ tổ chức tuyển chọn khi có từ 02 người dự tuyển trở lên đăng ký dự tuyển; trường hợp chỉ có 01 người dự tuyển đăng ký dự tuyển thì không tổ chức tuyển chọn mà thực hiện quy trình bổ nhiệm theo quy định hiện hành.

4. Đơn vị và chức danh không đủ điều kiện thực hiện quy định này thì việc bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng; cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp công lập và tương đương và trưởng phòng, phó phòng của các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định hiện hành.

* Đối tượng đăng ký dự tuyển

1. Công chức, viên chức do cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý giới thiệu người trong quy hoạch của cơ quan, đơn vị mình tham gia dự tuyển.

2. Công chức, viên chức thuộc các cơ quan khác của Thành phố, có trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh tuyển chọn, có quy hoạch chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn, có đơn tự nguyện đăng ký tham gia dự tuyển và được cấp ủy, cơ quan, đơn vị nơi công chức, viên chức đang công tác nhận xét, đánh giá có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia dự tuyển và được người đứng đầu cơ quan giới thiệu tham gia dự tuyển.

* Hồ sơ đăng ký tuyển chọn

1. Hồ sơ dự tuyển, gồm có:

a) Đơn đăng ký tham gia dự tuyển;

b) Chương trình hành động;

c) Văn bản đồng ý cho công chức, viên chức tham gia dự tuyển của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đang công tác và ý kiến nhận xét về phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác của người có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức đó;

d) Sơ yếu lý lịch (mẫu 2c-BNV ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), có chứng nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác;

đ) Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ;

e) Phiếu khám sức khoẻ của cơ sở y tế cấp huyện trở lên và trong thời hạn không quá 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

g) Bản nhận xét của địa phương nơi cư trú;

h) Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

2. Số lượng hồ sơ 02 bộ (nộp tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển chọn); thời gian nhận hồ sơ trong 10 ngày làm việc, kể từ khi công bố Kế hoạch tuyển chọn trên phương tiện thông tin đại chúng.

* Chương trình hành động của người dự tuyển

Chương trình hành động của người dự tuyển, gồm những nội dung sau:

1. Đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động (trong 03 năm liên tục liền kề với thời gian tổ chức tuyển chọn); những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức của cơ quan, đơn vị tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý.

2. Đề ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể phát triển cơ quan, đơn vị trong thời hạn giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó theo quy định (05 năm) ở cơ quan, đơn vị tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý.

3. Các biện pháp, giải pháp, đề xuất để thực hiện các mục tiêu trên trong thời gian giữ chức vụ (cấp trưởng, cấp phó) ở cơ quan, đơn vị tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý.

4. Đưa ra một số tình huống cụ thể trong giải quyết công việc với cương vị là cấp trưởng, cấp phó đơn vị tuyển chọn (tự đặt mình với tư cách là trưởng phòng, phó trưởng phòng, chi cục trưởng, phó chi cục trưởng, giám đốc, phó giám đốc, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tương đương của cơ quan, đơn vị); đồng thời xây dựng phương án tốt nhất để giải quyết tình huống đó.

Ngoài các nội dung chủ yếu nêu trên, căn cứ vào tính chất đặc thù, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của từng cơ quan, đơn vị, khi xây dựng Kế hoạch tuyển chọn các sở, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và quận - huyện có thể bổ sung thêm các nội dung riêng để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của cơ quan, đơn vị tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý.

* Quyền lợi và nghĩa vụ của người trúng tuyển:

1. Quyền lợi của người trúng tuyển, được chọn bổ nhiệm:

- Được bổ nhiệm vào chức vụ cần tuyển sau khi có kết quả thi tuyển với thời hạn là 05 năm;

- Được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo chức vụ được bổ nhiệm;

- Được Cấp ủy, lãnh đạo nơi công tác tạo điều kiện để thực hiện Chương trình đã bảo vệ trước Hội đồng thi tuyển;

- Được luân chuyển trong nội bộ cơ quan theo quy định;

- Được bổ nhiệm lại khi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Nghĩa vụ của người trúng tuyển, được chọn bổ nhiệm:

- Người trúng tuyển phải chấp hành sự phân công nhiệm vụ, chức vụ được giao; phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ trong quan hệ với công chức và người lao động tại đơn vị công tác và của cơ quan;

- Tiếp tục triển khai thực hiện có kết quả Chương trình hành động đã được bảo vệ trước Hội đồng thi tuyển. Kịp thời báo cáo cấp ủy, lãnh đạo khi gặp khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Chịu sự đánh giá hàng năm và sau 05 năm của cấp ủy và lãnh đạo dựa trên mức độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình đã được bảo vệ;

Nếu kết quả đánh giá hàng năm kể từ năm thứ hai trở đi xếp loại trung bình trở xuống hoặc trong thời gian bổ nhiệm có 2 năm phân loại “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” trở xuống thì bị xem xét miễn nhiệm.

* Các tiêu chí đánh giá, tuyển chọn

1. Thông qua các tiêu chí cơ bản: (Phần này chiếm 25% tổng điểm)

Nhóm tiêu chí này nhằm đánh giá quá trình công tác, khả năng lãnh đạo, khả năng tập hợp, đạo đức nghề nghiệp của người dự thi.

a) Thành tích trong công tác:

- Các danh hiệu thi đua đã đạt được trong quá trình công tác (trong 3 năm gần nhất), tùy theo cấp độ khen thưởng sẽ cơ cấu số điểm hợp lý;

- Đã có trong quy hoạch cán bộ tại đơn vị (đối vơi những người đã công tác tại cơ quan nhà nước) hoặc trong kế hoạch đào tạo, thăng tiến của cơ quan, đơn vị (nếu ở các loại hình đơn vị ngoài công lập);

b) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Kết quả xếp hạng trong học tập ở bậc Đại học theo từng loại như xuất sắc, giỏi, khá, trung bình;

- Thang điểm theo từng cấp học: tiến sĩ, thạc sĩ, đại học;

- Cộng thêm điểm cho những văn bằng, chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn hoặc các kỹ năng, kiến thức liên quan đến phục vụ công việc được bổ nhiệm.

c) Về thể chất và các hoạt động:

- Sức khỏe để phục vụ công tác thông qua chiều cao, cân nặng, sức khỏe theo kết quả đánh giá của cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên, các giải thưởng về rèn luyện thể lực (nếu có);

- Khả năng hoạt động phong trào qua quá trình giữ các chức vụ trong các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ;

- Khả năng lãnh đạo qua quá trình đã được giao giữ các chức vụ trong tổ chức đảng, chính quyền các cấp;

- Khả năng nghiên cứu khoa học qua các công trình đã được tham gia hoặc phối hợp thực hiện, các sáng kiến cải tiến trong quá trình công tác đã được thừa nhận;

- Các kỹ năng lãnh đạo, điều hành, kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, phân tích, tổng hợp và tổ chức thực hiện;

- Mối quan hệ phối hợp trong quá trình công tác bao gồm cả việc tổ chức phối hợp thông qua mức độ tín nhiệm trong công việc và các kết quả từ việc phối hợp mang lại;

- Tinh thần thái độ học tập bao gồm các nội dung, số lượng các chương trình đã và đang tham gia học tập, nghiên cứu để phục vụ công tác.

d) Về phẩm chất, đạo đức:

- Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan (kể cả bản thân và gia đình);

- Tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân.

2. Thông qua phần thi tài năng và kiến thức: (Phần này chiếm 75% tổng điểm)

a) Thi viết: Chiếm 30% tổng điểm

- Nội dung thi: Nội dung liên quan đến công việc mà người dự tuyển đăng ký dự tuyển, đây là phần thi bắt buộc người dự tuyển phải nắm vững kiến thức trước khi đăng ký dự tuyển, hơn nữa cũng là phần thi nhằm đánh giá sự chắc chắn, am hiểu trong nghiệp vụ và trong công tác lãnh đạo, quản lý.

- Hình thức thi: hình thức thi viết.

b) Bảo vệ Chương trình hành động: Chiếm 40% số điểm

Đây là phần thi tài năng, mục đích là nhằm đánh giá được trình độ nắm bắt, nhạy bén sau khi thâm nhập thực tế tại đơn vị, nhất là những vấn đề có liên quan đến vị trí đăng ký dự tuyển, qua đó có những nhận xét, nhìn nhận thực trạng và rút ra những vấn đề cần quan tâm đề xuất xử lý khi đảm nhận nhiệm vụ, đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề, tùy theo cách lập luận, trình bày trong Chương trình hành động và những giải pháp đề ra có tính thực tiễn và khả thi cao trong thực tế,  Hội đồng sẽ xem xét quyết định số điểm cho người dự tuyển.

Mặt khác qua phần trình bày Chương trình hành động, người dự tuyển cũng được đánh giá về khả năng thuyết phục, năng lực tổng hợp, phong cách lãnh đạo và các kỹ năng về tin học, thuyết trình, khả năng ứng xử linh hoạt khi trả lời những câu hỏi do Ban giám khảo đưa ra.

c) Điểm ưu tiên (nếu có): Chiếm từ 3-5% số điểm

Ngoài cơ cấu điểm trong các phần đã nêu trên còn có các điểm ưu tiên thuộc diện chính sách theo quy định của Nhà nước hiện hành, điểm dành cho những người đã có thâm niên công tác tại cơ quan, có nghiệp vụ phù hợp và điểm khuyến khích đối với người dự thi là nữ giới.

Kết quả cuối cùng của người dự tuyển được tính trên cơ sở tổng số điểm của các mục nêu trên. Người dự tuyển có số điểm cao nhất sẽ được chọn để xem xét, bổ nhiệm.

 

Nguyên Ngân