Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố

Ngày 09/5/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 1981/UBND-VX về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

1. Giao Sở Y tế:

a) Tập trung theo dõi, nắm sát tình hình diễn biến dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác trên địa bàn Thành phố, triển khai các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp tục tổ chức tiêm vét vắc xin sởi mở rộng đối tượng trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi và tổ chức tiêm ngừa sởi miễn phí cho các cán bộ, nhân viên y tế tham gia trực tiếp, phòng, chống và điều trị bệnh sởi; tổ chức chiến dịch vệ sinh - khử khuẩn, vệ sinh môi trường toàn Thành phố nhằm hạ thấp mầm bệnh và trung gian truyền bệnh; chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng các quận - huyện thực hiện phòng, chống và khống chế có hiệu quả dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác.

b) Phối hợp các Sở - ngành liên quan và các cơ quan truyền thông tiếp tục tăng cường công tác truyền thông giáo dục, phòng chống bệnh tay chân miệng, bệnh sởi và sốt xuất huyết về các dấu hiệu phát hiện sớm bệnh, dấu hiệu nặng của bệnh và các biện pháp phòng bệnh. Vận động, kêu gọi người dân đưa trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi chưa tiêm ngừa đủ đến trạm y tế phường - xã, thị trấn hoặc điểm tiêm chủng để được tiêm ngừa sởi theo lịch của từng địa phương.

c) Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong các trường học trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức huấn luyện các biện pháp phòng dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, phương pháp vệ sinh khử khuẩn, các dấu hiệu của bệnh… đến đội ngũ giáo viên, cô bảo mẫu tại các trường mầm non và nhóm trẻ gia đình. Triển khai hệ thống giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý kịp thời, khống chế bệnh không để lây lan trong trường học.

- Tăng cường vệ sinh môi trường trong các trường học và các khu vực lân cận; thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng và muỗi... không để dịch bệnh sốt xuất huyết phát sinh.

d) Tổ chức huấn luyện cho đội ngũ cán bộ ngành y tế thành phố về chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng, bệnh sởi và sốt xuất huyết; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho các cơ sở y tế, từ tuyến Thành phố đến tuyến phường - xã, thị trấn về thuốc điều trị, dịch truyền các loại, hóa chất và phương tiện các loại sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch bệnh và điều trị tốt cho bệnh nhân, hạn chế tử vong ở mức thấp nhất, phân loại bệnh dịch cách ly nhằm ngăn ngừa lây chéo trong bệnh viện.

đ) Tổ chức các đoàn kiểm tra các quận - huyện trong công tác phòng, chống dịch, khẩn trương dập tắt các ổ dịch và kiểm soát chặt chẽ khu vực có dịch.

2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Tăng cường giáo dục và thực hiện việc rửa tay thường xuyên đối với trẻ và người chăm sóc trẻ để phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi; thực hiện vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần khu vực sinh hoạt của trẻ, dụng cụ và đồ chơi của trẻ bằng hóa chất có tác dụng diệt khuẩn với nồng độ đúng theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Phát hiện kịp thời trẻ mắc bệnh, cách ly khỏi lớp học, vệ sinh khử khuẩn lớp học sau khi cách ly trẻ bệnh; chỉ áp dụng biện pháp đóng cửa trường học khi có ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

b) Chỉ đạo các trường học thực hiện nghiêm túc việc thả cá bảy màu trong các hòn non bộ, các hồ chứa nước; làm vệ sinh môi trường trong trường học, không để lăng quăng và muỗi phát sinh là nguyên nhân của dịch bệnh sốt xuất huyết.

c) Tổ chức giáo dục cho học sinh hiểu và biết cách phòng chống bệnh tay chân miệng, bệnh sởi và bệnh sốt xuất huyết; thông qua học sinh giúp tuyên truyền gia đình tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tự giác dẹp bỏ các vật chứa nước không cần thiết ở trong và xung quanh nhà.

3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì phối hợp các Sở - ngành liên quan, các đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức tổng vệ sinh vào ngày chủ nhật cuối tháng để phát quang môi trường chung quanh nhà, dọn dẹp các bãi rác, bãi phế liệu, khai thông cống rãnh, kênh rạch; vận động nhân dân lấp bỏ các ao tù, không để trở thành bãi rác, phát sinh muỗi.

b) Kiên quyết xử phạt vi phạm môi trường đối với chủ các công trình xây dựng để nước ứ đọng làm phát sinh muỗi; chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh để tồn đọng các vật dụng có thể chứa đựng nước phát sinh muỗi, lăng quăng…; Ban quản lý các chợ để mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

4. Giao Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các Báo, Đài Thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, khử khuẩn phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi; đồng thời thực hiện diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết; tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi chưa tiêm ngừa đủ mũi sởi đến trạm y tế phường-xã, thị trấn hoặc điểm tiêm chủng để được tiêm ngừa sởi theo lịch của từng địa phương.

5. Giao Sở Tài chính:

Xem xét cân đối ngân sách, đảm bảo cấp đủ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác trên địa bàn Thành phố từ nay đến hết năm 2014.

6. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn tăng cường công tác truyền thông tại địa phương, hướng dẫn và vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh sởi và sốt xuất huyết theo hướng dẫn của ngành y tế.

b) Trường hợp phát hiện bệnh tại khu dân cư phải được xem là ổ dịch nhỏ, Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn phải áp dụng thực hiện ngay các biện pháp chống dịch một cách toàn diện và triệt để theo hướng dẫn của ngành y tế, không để dịch lan rộng.

c) Tổ chức giám sát chặt chẽ và thường xuyên tại các khu vực nguy cơ phát sinh dịch bệnh; kiên quyết thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh môi trường.

d) Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng quận - huyện tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt động vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần, theo đúng quy trình kỹ thuật tại các nhà trẻ, mẫu giáo, các trường tiểu học; phát hiện sớm trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bệnh sởi và sốt xuất huyết để nhanh chóng cách ly điều trị và thực hiện các biện pháp xử lý phòng chống dịch, không để lây lan.

đ) Tổ chức các đoàn kiểm tra việc vệ sinh - khử khuẩn tại trường mầm non, các hộ dân có trẻ dưới 5 tuổi và giám sát các điểm nguy cơ sốt xuất huyết.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Thành phố chỉ đạo các đoàn thể quận - huyện phối hợp cùng với chính quyền địa phương tích cực vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tạo nên phong trào sâu rộng đến từng hộ gia đình, thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường nhằm đẩy lùi các dịch bệnh không để lây lan trong cộng đồng.

 

Nguyên Ngân