Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3510/QĐ-UBND về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Khu nhà ở Phước Bình tại Phường 6, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3509/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3506/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phòng, chống khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3500/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở An toàn thực phẩm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3495/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3492/QĐ-UBND về điều chỉnh giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Cải tạo sửa chữa trụ sở Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3480/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3479/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3476/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2025 |

Tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2014 - 2015

Ngày 09 tháng 12 năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Công văn số 6494/UBND-CNN về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán năm 2014 - 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến như sau:

- Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã nơi có rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ phối hợp với Hạt Kiểm lâm Cần Giờ tăng cường các biện pháp ngăn chặn hành vi chặt phá rừng, đào bắt Địa sâm (Đồn đột) trái phép; tăng cường quản lý các hoạt động nuôi thủy sản, sản xuất muối trong phạm vi rừng phòng hộ tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng; chỉ đạo lực lượng Công an, Quân đội phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tại địa phương tăng cường hoạt động tuần tra, kịp thời ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.

- Ủy ban nhân dân các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Quận 9 tăng cường chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có rừng, cây lâm nghiệp trồng phân tán trong vùng trọng điểm nguy cơ cháy cao thực hiện:

+ Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư nâng cao ý thức tự bảo vệ tài sản và thành quả sản xuất của mình, chủ động thực hiện các biện pháp phát dọn cỏ dại quanh nhà, quanh khu vực sản xuất để phòng chống cháy lan.

+ Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng triển khai ngay các biện pháp cần thiết theo quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy; các cơ quan chuyên trách về phòng cháy, chữa cháy và các đơn vị chủ rừng tổ chức trực phòng cháy, chữa cháy 24/24 giờ trong suốt các tháng mùa khô, thực hiện chế độ báo cáo và báo cháy theo quy định

+ Yêu cầu Ban quản lý các dự án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố giao đất nhưng chưa triển khai, phải có biện pháp phòng chống cháy lan tại những điểm có bãi cỏ trong đất dự án tiếp giáp với rừng, cây phân tán, cơ sở sản xuất và nhà dân;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tập trung thực hiện:

+ Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản và bảo vệ động vật hoang dã; về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng và thông tin dự báo cấp nguy cơ cháy rừng để mọi người biết và chủ động đề phòng;

+ Kiểm lâm địa bàn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng;

+ Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu vực có rừng thực hiện nghiêm chế độ, quy định về bảo vệ rừng, an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng, tuân thủ quy trình, quy phạm trong công tác vệ sinh, chăm sóc rừng; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng;

+ Hướng dẫn các quận - huyện, phường - xã bổ sung, xây dựng mới phương án phòng cháy chữa cháy rừng và cây phân tán sát với đặc điểm, tình hình thực tế của từng địa phương.

- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên khai thác Dịch vụ thủy lợi tăng cường biện pháp quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, chủ động điều tiết nước đáp ứng cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước phục vụ cho công tác phòng cháy và chữa cháy tại những khu vực có rừng và cây trồng dễ cháy khác vào các tháng mùa khô.

- Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy Thành phố tổ chức chữa cháy và cứu hộ khi xảy ra cháy rừng và cây phân tán, đồng thời tăng cường phối hợp Chi cục Kiểm lâm kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy rừng; hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng tại chỗ.

- Lực lượng Thanh niên xung phong chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tại địa bàn nơi có rừng thường xuyên tổ chức quán triệt cán bộ, đội viên tích cực tham gia bảo vệ rừng, lập kế hoạch phối hợp tham gia chữa cháy rừng khi có yêu cầu.

- Đài Truyền hình Thành phố phối hợp Chi cục Kiểm lâm thực hiện thông tin dự báo cấp độ nguy cơ cháy rừng trên địa bàn Thành phố để các địa phương có rừng, chủ rừng và người dân tại khu vực có rừng biết, có biện pháp chủ động ứng phó.

 

Trần Phát