Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3876/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chuyển mục đích sử dụng đất | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Tổ chức Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND về việc thay đổi nhân sự Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND về công nhận 72 sáng kiến và 05 đề tài nghiên cứu khoa học các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3850/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nội vụ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3849/QĐ-UBND về việc công bố 03 danh mục thủ tục hành chính được phân cấp theo quy định | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3831/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3829/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố đã được phân loại (Đợt 14) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3828/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3823/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 |

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 21/12/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 62/2016/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố, cụ thể như sau:

1. Bổ sung Điều 2 như sau:

“Đối tượng điều chỉnh: Quy định này áp dụng đối với các phương án đầu tư mới hoặc sửa chữa, mở rộng và không điều chỉnh đối với các phương án đã thực hiện hoàn thành.”

2. Bổ sung Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 như sau:

 “4. Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho nông nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là tổ chức chứng nhận) là tổ chức có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

5. Hợp đồng cung cấp nguyên liệu là hợp đồng thực hiện cung ứng đầu vào cho sản xuất hoặc tổ chức sản xuất hoặc tiêu thụ nông sản cho tổ chức và nông dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.”

3. Bổ sung Khoản 9 Điều 6 như sau:

9. Quy định mức hỗ trợ:

a) Hỗ trợ theo quy mô đầu tư (bao gồm cả công nghệ sản xuất) của phương án.

b) Tổng các khoản hỗ trợ đối với phương án đầu tư trồng trọt (rau, quả): tối đa không quá 02 tỷ đồng/phương án.

c) Tổng các khoản hỗ trợ đối với phương án đầu tư chăn nuôi (heo, bò sữa, gia cầm), thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại: tối đa không quá 05 tỷ đồng/phương án.

4. Bổ sung Điều 6a như sau:

“Điều 6a. Điều kiện hỗ trợ đối với chủ đầu tư

1. Đối với hỗ trợ sản xuất, thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP:

a) Có Phương án sản xuất (theo mẫu Phụ lục 2 đính kèm) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Các khoản kinh phí hỗ trợ có hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong thời gian 01 năm kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sản xuất.

c) Sản xuất áp dụng VietGAP được cấp giấy chứng nhận.

d) Duy trì sản xuất áp dụng VietGAP được cấp giấy chứng nhận tối thiểu 04 năm liên tục kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sản xuất.

e) Đối tượng sản xuất thuộc danh mục các sản phẩm được áp dụng theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND.

2. Đối với sơ chế, bảo quản:

a) Có Phương án sản xuất (theo mẫu Phụ lục 2 đính kèm) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Có hợp đồng cung cấp nguyên liệu và đảm bảo mức tối thiểu 60% khối lượng nguyên liệu sản xuất áp dụng VietGAP được cấp chứng nhận.

c) Các khoản kinh phí hỗ trợ có hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong thời gian 01 năm kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án sản xuất.

d) Duy trì sơ chế, bảo quản tối thiểu 04 năm liên tục kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án.”

5. Bổ sung Điều 6b như sau:

“Điều 6b. Nguyên tắc thanh toán và nguồn kinh phí hỗ trợ

1. Nguyên tắc thanh toán kinh phí hỗ trợ:

a) Ngân sách thực hiện hỗ trợ sau đầu tư và chủ đầu tư duy trì sản xuất áp dụng VietGAP. Chủ đầu tư được thanh toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ cung cấp.

b) Phương án được thanh toán hỗ trợ chia làm 02 lần:

- Thanh toán hỗ trợ lần 01: tối đa 50% kinh phí được hỗ trợ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sau khi duy trì sản xuất áp dụng VietGAP, sơ chế, bảo quản theo quy định tối thiểu 02 năm liên tục kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thanh toán hỗ trợ lần 2 (kinh phí được hỗ trợ còn lại theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo tình hình thực tế): sau khi duy trì sản xuất áp dụng VietGAP, sơ chế, bảo quản theo quy định tối thiểu 04 năm liên tục kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hội đồng thẩm định cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra và có văn bản về việc phương án duy trì sản xuất áp dụng VietGAP, sơ chế, bảo quản theo quy định.

c) Phương án do chủ đầu tư trực tiếp sản xuất và nhận hỗ trợ theo quy định.

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Hàng năm, tùy khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kinh phí triển khai thực hiện.”

6. Sửa đổi Điều 7 như sau:

“Điều 7. Hồ sơ xem xét hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản

1. Hồ sơ phê duyệt phương án sản xuất:

a) Đơn đăng ký hỗ trợ (theo mẫu Phụ lục 1 đính kèm).

b) Phương án sản xuất (theo mẫu Phụ lục 2 đính kèm).

c) Bản sao (hoặc bản photo đính kèm bảo chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước giữa chủ đầu tư với hộ gia đình, cá nhân để tiến hành triển khai sản xuất.

d) Ngoài ra, đối với tổ chức cần bổ sung thêm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực); đối với sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại bổ sung hợp đồng cung cấp nguyên liệu, đảm bảo mức tối thiểu 60% khối lượng nguyên liệu sản xuất theo VietGAP (bản sao có chứng thực).

2. Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ:

a) Phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) 01 Bản tổng hợp nội dung và kinh phí đầu tư (theo mẫu Phụ lục 4
đính kèm), chi tiết theo từng hạng mục đầu tư tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 6 (bản chính, có ký tên, đóng dấu - trường hợp của tổ chức), kèm hồ sơ đầu tư theo từng hạng mục và các hóa đơn chứng từ theo quy định.

c) Đối với hỗ trợ sản xuất, thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP: bổ sung thêm bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP.”

7. Bổ sung Điều 7a như sau:

“Điều 7a. Hội đồng thẩm định và thẩm quyền quyết định hỗ trợ

1. Hội đồng thẩm định:

a) Cấp thành phố:

- Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng thẩm định thực hiện Quy định về chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Hội đồng thẩm định Thành phố).

- Thành phần Hội đồng thẩm định thành phố, gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước thành phố và các đơn vị có liên quan được mời họp thẩm định tùy vào tính chất của từng phương án cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

- Hội đồng thẩm định thành phố thẩm định: đối với các phương án đề nghị hỗ trợ từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng.

- Hội đồng thẩm định thành phố kiểm tra và có văn bản về việc phương án duy trì sản xuất áp dụng VietGAP thuộc thẩm quyền.

b) Cấp quận - huyện:

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện có sản xuất nông nghiệp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định thực hiện Quy định về chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn quận - huyện (gọi tắt là Hội đồng thẩm định quận - huyện).

- Thành phần hội đồng thẩm định quận - huyện, gồm đại diện: Ủy ban nhân dân quận - huyện; Phòng Kinh tế; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Hội Nông dân; Trạm Khuyến nông tại các quận - huyện và các đơn vị có liên quan được mời họp thẩm định tùy vào tính chất của từng phương án cụ thể do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

- Hội đồng thẩm định quận - huyện thẩm định: Đối với các phương án đề nghị hỗ trợ dưới 02 tỷ đồng.

- Hội đồng thẩm định quận - huyện kiểm tra và có văn bản về việc phương án duy trì sản xuất áp dụng VietGAP thuộc thẩm quyền.

2. Thẩm quyền Quyết định hỗ trợ

a) Cấp thành phố:

- Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án sản xuất đề nghị hỗ trợ từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng.

- Ủy ban nhân dân thành phố quyết định hỗ trợ đối với các phương án đề nghị hỗ trợ từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng.

b) Cấp quận - huyện: Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt phương án sản xuất và quyết định hỗ trợ đối với các phương án đề nghị hỗ trợ dưới 02 tỷ đồng.”

8. Sửa đổi Điều 8 như sau:

“Điều 8. Quy trình xem xét quyết định hỗ trợ

1. Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố

a) Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án sản xuất:

- Chủ đầu tư nộp Hồ sơ phê duyệt phương án sản xuất tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn - số 182 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

- Trong thời gian 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ chủ đầu tư, Hội đồng thẩm định thành phố tổ chức thẩm định phương án sản xuất. Chủ tịch Hội đồng thẩm định có thể quyết định mời thêm các thành viên thuộc các đơn vị có chuyên môn liên quan tham dự trong từng trường hợp cụ thể. Hội đồng thẩm định thành phố phải tổ chức thẩm định tham mưu trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phê duyệt (Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án sản xuất).

- Trong vòng 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xem xét, phê duyệt phương án sản xuất của Hội đồng thẩm định thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định phê duyệt. Nếu chủ đầu tư chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản thông báo rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

- Tổng thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.

b) Đầu tư:

Sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án sản xuất, chủ đầu tư tiến hành đầu tư, hoàn thành từng nội dung theo phương án sản xuất đã được phê duyệt và nộp hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ hoàn thành phương án để được xem xét hỗ trợ.

c) Trình tự, thủ tục quyết định xét duyệt hỗ trợ:

- Chủ đầu tư nộp Hồ sơ phê duyệt quyết định hỗ trợ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn).

- Trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định thành phố tiến hành kiểm tra, nghiệm thu Hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ, đồng thời lập Biên bản nghiệm thu phương án sản xuất (theo mẫu Phụ lục 3 đính kèm). Trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

- Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ của Hội đồng thẩm định thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành quyết định hỗ trợ và chuyển đến Kho bạc Nhà nước Thành phố, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ đầu tư (theo mẫu Phụ lục 5 đính kèm).

- Tổng thời gian thực hiện: 17 ngày làm việc.

2. Trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân quận - huyện:

a) Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án sản xuất:

- Chủ đầu tư nộp Hồ sơ phê duyệt phương án sản xuất tại Phòng Kinh tế quận - huyện.     

- Trong thời gian 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ chủ đầu tư, Hội đồng thẩm định quận - huyện tổ chức thẩm định phương án sản xuất. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định mời thêm các thành viên thuộc các phòng ban, đơn vị có chuyên môn liên quan tham dự trong từng trường hợp cụ thể và ra quyết định phê duyệt phương án. Hội đồng thẩm định quận - huyện phải tổ chức thẩm định tham mưu trình Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt.

- Trong vòng 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xem xét, phê duyệt phương án sản xuất của Hội đồng thẩm định quận - huyện, Ủy ban nhân dân quận - huyện xem xét, phê duyệt và chuyển cho Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chủ đầu tư biết. Nếu chủ đầu tư chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì Ủy ban nhân dân quận - huyện có văn bản thông báo đến chủ đầu tư.

- Tổng thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc.

b) Đầu tư:

Sau khi Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt phương án sản xuất, chủ đầu tư tiến hành đầu tư và hoàn thành từng nội dung theo phương án sản xuất đã được phê duyệt; tổng hợp và nộp hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ hoàn thành phương án để được xem xét hỗ trợ.

c) Trình tự, thủ tục quyết định xét duyệt hỗ trợ:

- Chủ đầu tư nộp Hồ sơ xét duyệt hỗ trợ tại Phòng Kinh tế quận - huyện.

- Trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định quận - huyện tiến hành kiểm tra, nghiệm thu Hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ và đồng thời lập Biên bản nghiệm thu phương án sản xuất (theo mẫu Phụ lục 3 đính kèm). Trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

- Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xem xét, hỗ trợ của Hội đồng thẩm định quận - huyện, Ủy ban nhân dân quận - huyện xem xét, quyết định hỗ trợ (theo mẫu Phụ lục 5 đính kèm) và chuyển đến Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Kinh tế quận - huyện và chủ đầu tư.

- Tổng thời gian thực hiện: 17 ngày làm việc.”

9. Bổ sung Điều 8a như sau:

Điều 8a. Thanh toán kinh phí hỗ trợ

1. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố:

- Căn cứ quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng thẩm định thành phố phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành thẩm định về các nội dung đầu tư, thẩm tra các hóa đơn chứng từ theo quy định và Phương án duy trì sản xuất áp dụng VietGAP, sơ chế, bảo quản theo quy định.

- Hội đồng thẩm định thành phố ra biên bản thẩm định (kèm hồ sơ thanh toán theo quy định) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư thông qua tài khoản tại ngân hàng theo đơn đăng ký hỗ trợ. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư theo quy định.

2. Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân quận - huyện:

- Căn cứ quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân quận - huyện; Hội đồng thẩm định quận - huyện phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành thẩm định về các nội dung đầu tư, thẩm tra các hóa đơn chứng từ theo quy định và Phương án duy trì sản xuất áp dụng VietGAP, sơ chế, bảo quản theo quy định tối thiểu 02 năm liên tục kể từ ngày Ủy ban nhân dân quận - huyện phê duyệt.

- Hội đồng thẩm định quận - huyện ra biên bản thẩm định (kèm hồ sơ thanh toán theo quy định) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư thông qua tài khoản tại ngân hàng theo đơn đăng ký hỗ trợ. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ cho chủ đầu tư theo quy định.”

10. Sửa đổi Điều 9 như sau:

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận - huyện có sản xuất nông nghiệp

1. Ủy ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm rà soát tính quy hoạch của phương án đầu tư.

2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xác nhận địa điểm đầu tư theo quy định này.

3. Chỉ đạo các phòng ban chức năng phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký, tập huấn và lập phương án sản xuất áp dụng quy trình VietGAP để được đăng ký hưởng các cơ chế chính sách theo quy định.

4. Thành lập Hội đồng thẩm định cấp quận - huyện và ban hành quy chế làm việc theo quy định.

5. Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ theo quy định gửi các Sở ngành liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu hàng năm hỗ trợ cho phương án theo quy định.

6. Gửi các quyết định phê duyệt các phương án được hỗ trợ, quyết định phê duyệt hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ về bộ phận thường trực/Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố để tổng hợp, báo cáo. Hàng quý, 6 tháng, năm các quận - huyện phải tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện triển khai quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố.

7. Theo dõi tình hình sản xuất của các chủ đầu tư đã phê duyệt phương án; kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của các chủ đầu tư đúng mục đích.

8. Việc chi phụ cấp bồi dưỡng kiêm nhiệm của Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc quận - huyện áp dụng theo văn bản số 373/UB-TM ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về mức bồi dưỡng kiêm nhiệm, thù lao hội họp cho các thành viên, ban chỉ đạo, hội đồng và thành viên tổ giúp việc.”

11. Sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 10 như sau:

“b) Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm, căn cứ các Phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.”

12. Sửa đổi Điểm d Khoản 1 Điều 10 như sau:

“d) Chủ trì cùng các đơn vị có liên quan xem xét, rà soát ban hành danh mục đầu tư xây dựng, mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất được hỗ trợ theo quy định.”

13. Sửa đổi Khoản 8 Điều 10 như sau:

“8. Kho bạc Nhà nước Thành phố: Hướng dẫn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện chuyển trả kinh phí hỗ trợ cho các chủ đầu tư theo quy định.”

14. Bổ sung Khoản 10 Điều 10 như sau:

“10. Các Sở, ban, ngành thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp Hội đồng thẩm định thành phố nghiên cứu, góp ý khi có yêu cầu và chịu trách nhiệm về nội dung góp ý.” 

15. Sửa đổi Điều 11 như sau:

“Điều 11. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu để chứng minh việc sử dụng vốn đầu tư cho mô hình và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

2. Duy trì sản xuất áp dụng VietGAP, sơ chế, bảo quản và xúc tiến thương mại theo quy định tối thiểu 04 năm liên tục sau ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án.”

16. Bổ sung Điều 11a như sau:

“Điều 11a. Kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra việc thực hiện theo phương án được phê duyệt, sử dụng kinh phí hỗ trợ của các chủ đầu tư theo Quy định chính sách khuyến khích áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn thành phố.

2. Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng hoặc đột xuất nếu có yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Hội đồng thẩm định thành phố phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện theo yêu cầu đối với chủ đầu tư được hỗ trợ.

3. Trường hợp chủ đầu tư đã được thanh toán hỗ trợ lần 01 nhưng sau đó không duy trì sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt được cấp giấy chứng nhận không phải do thiên tai, dịch bệnh và lý do khách quan, không được xem xét, hỗ trợ lần 02”.

17. Hủy bỏ 03 Phụ lục mẫu đính kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND, thay bằng 05 phụ lục đính kèm theo Quyết định này.

 

Tùng Khang