Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 14/11/2018, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND ban hành Quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

I. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định cách thức phân loại, tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung khác không quy định tại Quy định này thực hiện theo Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.

II. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

III. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.

2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt hoạt động phân tách chất thải nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau.

3. Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở phát sinh chất thải.

4. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

5. Chủ xử lý chất thảitổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử lý chất thải.

6. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt là hoạt động tập hợp, lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các chủ nguồn thải, các điểm tập kết, điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

7. Vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.

8. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.

9. Cơ sở phát sinh chất thải rắn sinh hoạt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.

10. Các giải thích từ ngữ khác liên quan chưa được nêu tại Quy định này thì căn cứ theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

IV. Những nguyên tắc chung về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt phải được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người; mọi hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc đầu tư xây dựng mới các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố phải tuân thủ theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan, đảm bảo theo hướng tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý thu hồi năng lượng, hạn chế tối đa việc chôn lấp chất thải.

3. Tổ chức, cá nhân trong sinh hoạt thường ngày có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; đăng ký dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý và nộp phí, giá dịch vụ theo quy định (trừ các khu vực chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt).  Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình áp dụng các giải pháp phù hợp để xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn, đảm bảo vệ sinh môi trường.

4. Chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại được xây dựng lộ trình và tổ chức thu gom, vận chuyển riêng đến các khu xử lý chất thải rắn tập trung. Các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phân loại phải được phân biệt với các loại xe thu gom, vận chuyển chuyên dụng khác.

5. Khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khuyến khích áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt thân thiện với môi trường.

V. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý thành các nhóm như sau:

a) Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật).

b) Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh).

c) Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải).

2. Tiêu chí phân loại “đạt” là: Hỗn hợp nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy hoặc nhóm chất thải còn lại được xem là phân loại đạt khi thành phần chất thải hữu cơ dễ phân hủy hoặc thành phần chất thải còn lại lẫn dưới 10% khối lượng chất thải khác nhóm trong danh mục nhóm chất thải phân loại do Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với  Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng và ban hành danh mục nhóm chất thải phân loại quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với công nghệ áp dụng xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

VI. Quy định bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, chủ nguồn thải

1. Chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình, chủ nguồn thải được lưu chứa trong các bao bì, thiết bị phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Bao bì (hay còn gọi là túi rác)

a) Không quy định màu sắc túi chứa rác.

b) Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng túi có màu trắng, màu xanh để chứa chất thải hữu cơ. Sử dụng các loại túi có màu sắc khác (trừ màu trắng, màu xanh) để chứa chất thải còn lại.

3.  Túi chứa chất chất thải hữu cơ hoặc túi chứa chất thải còn lại được phân biệt bằng các hình thức như: dán nhãn, ghi dòng chữ trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập kết hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển.

4. Các trường hợp sau đây, không bắt buộc dán nhãn hoặc đánh dấu trên túi chứa rác sinh hoạt để nhận biết như quy định tại Khoản 3, Điều này:

a) Chủ nguồn thải, hộ gia đình sử dụng túi màu trắng, màu xanh để chứa chất thải hữu cơ.

b) Chủ nguồn thải, hộ gia đình sử dụng các loại túi trên thị trường đã có in dòng chữ để nhận biết.

c) Địa phương có quy định thời gian, tần suất thu gom riêng. 

5. Thiết bị lưu chứa (hay còn gọi thùng rác)

a) Không quy định màu sắc thùng đựng rác.

b) Khuyến khích hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa là các thùng rác chuyên dùng của các nhà sản xuất có màu xanh để chứa chất thải hữu cơ, thùng rác có màu xám để chứa chất thải còn lại.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các nhãn dán nhận biết dán trên túi, thùng chứa chất thải hữu cơ và chất thải còn lại. Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức in ấn, cấp phát nhãn dán cho tổ chức, hộ gia đình để dán trên túi, thùng rác để nhận biết phân loại (khi có yêu cầu) từ nguồn kinh phí thành phố bổ sung hàng năm hoặc cân đối từ nguồn ngân sách quận, huyện. Số lượng, thời gian cấp (cấp lại) nhãn dán trên túi và thùng cho hộ gia đình, chủ nguồn thải do địa phương quyết định phù hợp với Kế hoạch và phương án thu gom trong tuần do quận, huyện xác định (trừ khoản 5 Điều này).

VII. Quy định về thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng

1. Trên các đường phố chính, các khu thương mại, quảng trường, công viên, khu vui chơi giải trí, điểm tập trung dân cư, đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác bố trí các thùng rác sinh hoạt có dán nhãn để người dân nhận biết, phân loại.

2. Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phải có kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ, đảm bảo môi trường và mỹ quan đô thị.

3.  Địa điểm, vị trí, khu vực bố trí các rác sinh hoạt để phân loại tại các khu vực công cộng do Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện xác định.

VIII. Tổ chức thu gom, vận chuyển

1. Đảm bảo tổ chức thu gom, vận chuyển riêng nhóm chất thải hữu cơ và nhóm chất thải còn lại.

2. Đối với nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (hay còn gọi là phế liệu): hộ gia đình, chủ nguồn thải có thể bán, cho các tổ chức, cá nhân thu mua phế liệu hoặc các tổ chức, cá nhân thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Trường hợp không bán hoặc cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì chủ nguồn thải, hộ gia đình bỏ chung với thùng chứa rác còn lại.

3. Tổ chức thu gom riêng chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại:

a) Chất thải hữu cơ: tổ chức thu gom thứ 2, 4, 6, Chủ nhật trong tuần.

b) Chất thải còn lại: tổ chức thu gom thứ 3, 5, 7 trong tuần.

c) Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức, sắp xếp thời gian thu gom phù hợp và tùy khối lượng phát sinh của từng nhóm chất thải mà Ủy ban nhân dân các quận, huyện có thể tăng, giảm số ngày thu gom trong tuần nêu tại Điểm a, b Khoản 3 Điều này.

4. Trường hợp, các hộ gia đình khi có phát sinh chất thải đột xuất hay có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều như: có đám tiệc, ma chay, cưới hỏi, kinh doanh, dịch vụ ăn uống,.. và các chủ nguồn thải (là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… ) có nhu cầu được tổ chức thu gom hàng ngày 02 nhóm chất thải phát sinh mà khác với quy định của địa phương tại Điểm a, b, c Khoản 3 Điều này thì phải thực hiện trả thêm chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển (hộ gia đình, chủ nguồn thải tự thỏa thuận với chủ thu gom, vận chuyển về tần suất và chi phí thu gom, vận chuyển tăng).

5. Tại các khu vực chưa có chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến thu gom hàng ngày hoặc các chủ nguồn thải, hộ gia đình có nhu cầu ủ chất thải hữu cơ trong khuôn viên thành phân bón, bón cho cây trồng nội bộ. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trang thiết bị, quy trình thực hiện và triển khai công tác này.

Tùng Khang