Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3876/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chuyển mục đích sử dụng đất | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Tổ chức Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND về việc thay đổi nhân sự Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND về công nhận 72 sáng kiến và 05 đề tài nghiên cứu khoa học các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3850/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nội vụ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3849/QĐ-UBND về việc công bố 03 danh mục thủ tục hành chính được phân cấp theo quy định | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3831/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3829/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố đã được phân loại (Đợt 14) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3828/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3823/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 |

Quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Ngày 15/11/2016, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ban hành quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về hoạt động sản xuất (trong đó có sang chiết, pha trộn, đóng gói lại), kinh doanh, sử dụng, tồn trữ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Quy định này áp dụng đối với hóa chất nguy hiểm theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 4 Luật Hóa chất; hóa chất nguy hiểm ngành công nghiệp, y tế, thực phẩm, thú y, bảo vệ thực vật; hóa chất thuộc các danh mục: hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; hóa chất cấm; hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và thiết lập khoảng cách an toàn; hóa chất phải khai báo; hóa chất độc phải xây dựng Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc; hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng và các tiền chất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ và vận chuyển hóa chất nguy hiểm và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Luật Hóa chất và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Danh mục hóa chất kiểm soát

1. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện là hóa chất nguy hiểm có yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh (theo Phụ lục 1 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương).

2. Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh là hóa chất nguy hiểm được kiểm soát đặc biệt về kỹ thuật an toàn, phạm vi, loại hình, quy mô, thời hạn sản xuất, kinh doanh để bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, sức khỏe con người, tài sản, môi trường (theo Phụ lục II Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ).

3. Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định (theo Phụ lục III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP).

4. Tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu, dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm của các ngành công nghiệp đồng thời là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý (theo Phụ lục 1 Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương).

Điều 4. Yêu cầu chung đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh theo quy định.

3. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ, và vận chuyển hóa chất cấm, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm (đặc biệt là tiền chất công nghiệp) phải thực hiện các yêu cầu theo quy định tại Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương:

a) Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ của hóa chất; có chứng từ, hóa đơn hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các hóa chất nguy hiểm; chỉ mua hóa chất từ những đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

b) Lập sổ theo dõi mua, bán hóa chất nguy hiểm; có thông tin đầy đủ về khách hàng; chỉ được bán hóa chất nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân cung cấp đầy đủ thông tin về chủ thể, địa điểm và mục đích sử dụng hóa chất nguy hiểm;

c) Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết cho khách hàng; bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội.

5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất nguy hiểm không chấp hành quy định tại điểm b khoản 4 Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; có thể bị truy cứu trách nhiệm khi đối tượng mua hóa chất phạm tội.

Điều 5. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh hóa chất.

2. Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm, bao gồm các điều kiện về nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn theo quy định tại Luật Hóa chất; Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương; Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

3. Có cán bộ, người chuyên trách về an toàn hóa chất có trình độ chuyên môn phù hợp với loại hình sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định tại Điều 8 Quy định này và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Trần Phát