Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại quận Gò Vấp

Ngày 15/01/2016, Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp ban hành Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND về ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại quận Gò Vấp, cụ thể như sau:

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Bao gồm tất cả các tổ chức, tập thể, cá nhân: các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hội quần chúng, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần, các loại hình doanh nghiệp; công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam lập được công trạng và thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Quận, Thành phố và đất nước, trong hợp tác phát triển, hữu nghị đều được Ủy ban nhân dân Quận xét khen thưởng hoặc đề nghị lên cấp trên xét khen thưởng.

2. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

2.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp, có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, chỉ đạo phong trào thi đua, tổ chức thực hiện giao ước thi đua giữa các cụm thi đua, khối thi đua; tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, gắn với nhiệm vụ, công tác được giao. Theo năm kế hoạch và từng đợt thi đua, đợt vận động, Thủ trưởng các ngành, các cấp phải có trách nhiệm xem xét, đánh giá, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua để xét chọn những tập thể và cá nhân trong đơn vị đã lập thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để biểu dương khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng, chú trọng công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến.

2.2. Hoạt động thi đua được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.

2.3. Công tác khen thưởng thực hiện trên nguyên tắc chính xác, công khai, công bằng, dân chủ, kịp thời và có tác dụng động viên, nêu gương. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

2.4. Tập thể, cá nhân lập được công trạng, thành tích trong sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Quận, Thành phố và đất nước đều được xét đề nghị khen thưởng. Các cơ quan Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Quận phải có trách nhiệm phát hiện, xem xét các tập thể, cá nhân có thành tích để kịp thời động viên, khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng. Không bỏ sót tập thể, cá nhân có thành tích; không khen thưởng những tập thể, cá nhân không có thành tích hoặc chưa đủ thành tích, điều kiện để khen thưởng.

2.5. Việc xét các tiêu chuẩn khen thưởng phải đảm bảo phù hợp với từng mức hạng, từng loại thành tích tương xứng với kết quả đạt được trong phong trào thi đua, tương xứng với mức độ công lao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp chung của Quận, của Thành phố và của đất nước; thành tích đạt được nhiều, công lao đóng góp lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng thì mức hạng khen thưởng cao; không nhất thiết phải theo tuần tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới khen thưởng mức cao; không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để nâng mức khen lần sau. Một hình thức khen thưởng có thể được xét tặng nhiều lần cho một đối tượng, không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được.

2.6. Khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là chính. Quan tâm, chú trọng khen thưởng cá nhân là người lao động trực tiếp, hộ gia đình, đơn vị cơ sở; khen thưởng các tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước; khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt, hành động dũng cảm cứu người cứu tài sản; cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức công tác địa phương, đơn vị còn nhiều khó khăn; các lĩnh vực trọng tâm, trọng yếu, khó khăn, độc hại, nguy hiểm; cá nhân, tập thể từ yếu kém vươn lên.

2.7. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm theo dõi, phát hiện, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên xét khen thưởng cho cấp dưới trực tiếp, trong một số trường hợp không nhất thiết phải chờ cấp dưới đề nghị mới khen thưởng.

2.8. Khi xét khen thưởng cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo, quản lý.

3. Nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng

3.1. Công tác thi đua, khen thưởng phải nhằm đáp ứng yêu cầu khẳng định, ghi nhận, đánh giá thành tích thi đua của các tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và Thành phố.

3.2. Công tác khen thưởng phải gắn liền với kết quả đạt được trong các phong trào thi đua, khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan mất cân đối giữa các lĩnh vực và các đơn vị. Khen thưởng phải đúng đối tượng, đúng thành tích, chính xác, kịp thời, có tác dụng động viên và nêu gương. Để khắc phục tình trạng xin, cho trong khen thưởng, cần chú trọng thực hiện việc chủ động xem xét, đánh giá và khen thưởng thành tích cho các cá nhân, đơn vị trực thuộc. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân phát hiện những trường hợp có thành tích xứng đáng phải có trách nhiệm báo cáo thành tích và kết quả cho cấp có thẩm quyền xét khen thưởng.

4. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng

4.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, phát động phong trào thi đua và công tác khen thưởng của quận.

4.2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng quận có chức năng tham mưu, tư vấn giúp Quận ủy và Ủy ban nhân dân quận về công tác thi đua, khen thưởng. Phòng Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân quận thực hiện quản  nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của quận, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình, thực tế của địa phương; đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế của quận.

4.3. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị đóng trên địa bàn quận; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, phát động phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan và đơn vị mình quản lý; chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội để tổ chức phát động phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh một cách sâu, rộng.

4.4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, đơn vị, phường thuộc quận có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng tổ chức phát động các phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng trong phạm vi quản lý; nghiên cứu, đề xuất phương pháp đổi mới công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với tình hình thực tế.

4.5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thuộc quận trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của tổ chức mình phối hợp với các cơ quan của Nhà nước để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng. Tổ chức giám sát việc thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chính sách khen thưởng theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông

Đề nghị các cơ quan thông tin truyền thông của quận tuyên truyền các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; phổ biến những kinh nghiệm, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác thi đua, khen thưởng.

 

Tùng Khang