Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1322/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1321/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế đã được tái cấu trúc theo các phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch UBND Thành phố thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1314/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đường thủy nội địa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1313/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1312/QĐ-UBND về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng Thành phố học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1299/QĐ-UBND về bổ sung, thay đổi nhân sự Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1288/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác xây dựng Đề án “xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1286/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về Hội nhập quốc tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1282/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất trên địa bàn Thành phố. |

Quy định phân công thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

Ngày 15/5/2015 UBND Thành phố ban hành Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND về Quy định phân công thực hiện các quyền, trách nhiệm,  nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp  nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, cụ thể như sau:

I. Quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố (chủ sở hữu nhà nước)

1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác.

2. Phê duyệt, sửa đổi và bổ sung Điều lệ của các Tổng công ty, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức thực hiện sắp xếp, đổi mới các công ty sau khi trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể.

4. Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty. Quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên và trả lương cho chức danh Kiểm soát viên; Có văn bản thỏa thuận để Hội đồng thành viên công ty Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng đối với Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) công ty; Quy định số lượng Thành viên Hội đồng thành viên, số lượng Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) công ty.

 5. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp và giám sát. Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết. Phê duyệt chủ đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty; phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận.

6. Quyết định mức lương của Thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên do mình bổ nhiệm; Quyết định quỹ tiền lương, thù lao chung hàng năm cho viên chức quản lý của công ty.

7. Chấp thuận để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

8. Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành công ty. Quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu trên địa bàn Thành phố.

 II. Quyền, trách nhiệm của Sở Tài chính

 Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các vấn đề về quản lý vốn nhà nước và tài chính doanh nghiệp nhà nước, cụ thể:

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định mức vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty nhà nước tại các doanh nhiệp khác và việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết.

3. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra theo quy định việc chấp hành pháp luật, việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp; việc thực hiện chiến lược kế hoạch, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo định kỳ, đột xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

4. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên, thực hiện việc quản lý Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Kiểm soát viên; đánh giá đối với kiểm soát viên trong việc quản lý, điều hành công ty. Là cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước; báo cáo định kỳ (6 tháng, một năm) và đột xuất cho Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty.

6. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty trình Bộ Tài chính thẩm định và chấp thuận. Tổng hợp báo cáo phân tích, đánh giá về tình hình các khoản nợ năm trước liền kề của các Tổng công ty, công ty trình Ủy ban nhân dân Thành phố và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

7. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản có ý kiến về kế hoạch tài chính hàng năm do doanh nghiệp lập.

 8. Thực hiện quản lý quỹ tiền lương, thù lao tiền thưởng của kiểm soát viên; Thực hiện trả lương, thù lao, trả thưởng cho chức danh Kiểm soát viên.

9. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận để Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

10. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

III. Quyền, trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các vấn đề về quản lý doanh nghiệp nhà nước, định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, cụ thể:

1. Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo đề nghị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm và thông báo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.

3. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế.

 4. Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Thành phố quản lý.

5. Chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành của Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm.

IV. Quyền, trách nhiệm của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp

1.         Chủ trì phối hợp các Sở - ngành liên quan tham mưu, xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty cho Ủy ban nhân dân Thành phố trình Chính phủ; theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định về điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố.

2.         Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, công ty con 100% vốn nhà nước; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty con 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố; Có ý kiến về cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

V. Quyền, trách nhiệm của Sở Nội vụ

Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ trong doanh nghiệp:

1. Tham mưu việc phân công các Sở chuyên ngành, trực tiếp theo dõi quản lý các tổng công ty, công ty cụ thể phù hợp chức năng, nhiệm vụ trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định về cơ cấu quản lý công ty, số lượng Hội đồng thành viên, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc); tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

VI. Quyền, trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố các vấn đề về lao động và tiền lương của doanh nghiệp, cụ thể:

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về quy định và thực hiện chế độ tuyển dụng; chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty, Kế toán trưởng công ty.

2. Chủ trì, phối hợp cùng các Sở quản lý ngành thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc thực hiện chế độ tuyển dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng của công ty.

3. Rà soát, có ý kiến về quy chế trả lương, thù lao, quy chế thưởng đối với viên chức quản lý doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện thẩm định phương án giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại theo phương án đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

 VII. Quyền, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành chuyên môn

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về Đề án thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Có ý kiến về nội dung điều lệ, việc sửa đổi và bổ sung điều lệ của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành theo dõi quản lý. Có ý kiến về chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm của doanh nghiệp được phân công theo dõi quản lý. Có ý kiến về cơ cấu tổ chức quản lý công ty; về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc), Kiểm soát viên, Kế toán trưởng của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực theo dõi.

3. Có ý kiến về Đề án xin chủ trương đầu tư và hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn Điều lệ công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ công ty. Có ý kiến về các vấn đề có liên quan đến tiền lương của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty; quỹ lương hàng năm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của công ty. Có ý kiến về các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ cảu doanh nghiệp được theo dõi quản lý; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu theo lĩnh vực ngành kinh tế theo quy định. Có ý kiến về việc nắm giữ, tăng giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; chỉ định, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện. Đánh giá đối với Người đại diện; Có ý kiến về việc giao nhiệm vụ cho Người đại diện vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;

4. Có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý định kỳ và đột xuất cho Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

VIII. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, có các quyền và trách nhiệm sau đây:

1. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của công ty sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của công ty và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện (đối với các công ty công ích các quận, huyện) và Ủy ban nhân dân Thành phố để tổng hợp, giám sát.

2. Đề nghị cấp có thẩm quyền việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên của  công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng công ty.

4. Đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản công ty. Quyết định việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của công ty tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết, sau khi đề nghị và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương.

5. Cử người đại diện phần vốn góp của công ty tại doanh nghiệp khác; giao nhiệm vụ cho người đại diện phần vốn góp của công ty quyết định các nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 20 và Khoản 4, Điều 29, Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Quyết định hoặc ủy quyền Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định dự án đầu tư, hợp đồng vay, cho vay, mua, bán tài sản trong phạm vi thẩm quyền được quy định tại Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật.

6. Đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty.

7. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.

8. Quy định các quy chế quản lý nội bộ của công ty. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

9. Quyết định lương đối với các chức danh do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ty.

10. Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty đối với công ty con 100% vốn nhà nước:

a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ; Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty; Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên;

b) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty; Phê duyệt báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

11. Thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

 

Trần Phát