Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3234/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 49-CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 02 năm 2024 của Thành ủy | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3231/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức Thành phố Hồ Chí Minh từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3226/QĐ-UBND về Ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường hực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Thành phố trong lĩnh vực tài nguyên nước. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3225/QĐ-UBND về ban hành Danh mục, Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3223/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3221/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 16 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3221/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 86 thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3217/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận Thủ Đức. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3216/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 9. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3208/QĐ-UBND về duyệt Kế hoạch tổ chức thi tuyển “Phương án kiến trúc Hạng mục: nút giao thông Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng thuộc dự án thành phần 2 |

Phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030”

Ngày 28/7/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4022/QĐ-UBND về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2030, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng nền tảng cơ bản cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn thành phố Hồ Chí Minh theo hướng lấy dịch vụ, công nghệ thiết kế trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại làm trọng tâm, bao gồm các khâu đào tạo, thiết kế và gia công thiết kế, chế tạo thử nghiệm tiến tới từng bước sản xuất số lượng nhỏ vi mạch phù hợp với nhu cầu phục vụ các ngành trọng yếu của đất nước như an ninh quốc phòng, điện lực và các chương trình đột phá của thành phố; từng bước đưa sản phẩm vi mạch do các đơn vị trong nước nghiên cứu, sản xuất vào ứng dụng trong các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin của doanh nghiệp Việt Nam.

- Thu hút nguồn nhân lực cao cấp trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố nói riêng và đất nước nói chung. Từng bước tiếp cận, làm chủ một số công nghệ mới và tiên tiến trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, đặc biệt các lĩnh vực liên quan đến việc xây dựng đô thị thông minh và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng mạng lưới giữa cộng đồng nghiên cứu, phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước, qua đó làm cơ sở lan tỏa, đẩy mạnh phát triển ở khu vực phía Nam và tiến tới cả nước.

- Thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa thành phố với các đơn vị trong và ngoài nước (các Bộ, ngành ở Trung ương; các tổ chức; các trường đại học, viện nghiên cứu và các tập đoàn, công ty vi mạch uy tín trên thế giới và trong nước) để tiếp thu, chuyển giao các kỹ thuật mới trong lĩnh vực vi mạch.

- Đề xuất, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện hình thành hệ sinh thái phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp thiết kế, chế tạo vi mạch, cũng như ứng dụng vi mạch Việt của thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh

- Phát triển công nghiệp vi mạch điện tử thành phố Hồ Chí Minh trở thành một ngành kinh tế có độ tăng trưởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng đô thị thông minh, góp phần triển khai thành công các chương trình đột phá của thành phố nhằm giải quyết cơ bản ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và hạ tầng các lĩnh vực trọng tâm: giao thông, thủy lợi, chống ngập nước và ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục - đào tạo từ đó củng cố vị thế của thành phố là mũi nhọn phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước.

- Thu hút được các tập đoàn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) có công nghệ nguồn về lĩnh vực vi mạch, điện – điện tử đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

- Ươm tạo được khoảng 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử.

b) Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực

- Khai thác có hiệu quả Nhà thiết kế (Design House) là cơ sở hạ tầng về thiết kế vi mạch và kiểm thử vi mạch mẫu, cũng như thiết kế các sản phẩm liên quan đến vi mạch Việt cho thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu và đề xuất phương án xây dựng phòng thí nghiệm và sản xuất thủ nghiệm (LAB to FAB) với mục đích sản xuất chế tạo thử vi mạch, sản xuất số lượng nhỏ các vi mạch phục vụ một số ngành cần ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; là nơi cung cấp hạ tầng cho đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế tạo vi mạch, làm chủ công nghệ chế tạo vi mạch.

- Đào tạo, tái đào tạo, bồi dưỡng nâng cao được đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất thử vi mạch.

- Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, làm chủ những công nghệ thiết kế tiên tiến trên thế giới, đặc biệt các công nghệ hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp lần thứ 4 hoặc làm chủ công nghệ thiết kế thiết bị, các giải pháp hỗ trợ đề án xây dựng thành phố thông minh.

- Xây dựng được mạng lưới liên kết cộng đồng thiết kế vi mạch trong và ngoài nước, tạo điều kiện thu hút các chuyên gia hàng đầu ở các nước phát triển, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài.

c) Tầm nhìn đến năm 2030

- Nghiên cứu và xác định hình thức đầu tư hiệu quả, tiến tới xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất vi mạch do thành phố quản lý.

- Tiếp tục phát triển công nghiệp vi mạch điện tử thành phố Hồ Chí Minh trở thành một ngành kinh tế có độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa 4.0, tăng tính chủ động cung cấp thiết bị và giải pháp trong việc xây dựng đô thị thông minh.

- Thuộc nhóm lĩnh vực chính của thành phố trong thu hút đầu tư nước ngoài về vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Tiếp tục hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch điện tử một cách hiệu quả.

- Phát triển các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của thành phố trở thành Trung tâm xuất sắc về thiết kế vi mạch và vi cơ điện tử trong khu vực châu Á.

 

Khang Trinh