Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Phê duyệt Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV

Ngày 12/02/2018, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 654/QĐ-UBND phê duyệt Hợp phần II: Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV của Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 với nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu phát triển

1.1. Mục tiêu chung: Đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa, tính đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện nhằm cung cấp cho phụ tải với chất lượng điện năng tốt nhất, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Quy hoạch đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ tin cậy, tính kinh tế trong công tác thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo vệ, bảo dưỡng hệ thống; phải phù hợp với hiện tại và định hướng phát triển lâu dài.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn Thành phố đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016-2020 từ 8%/năm đến 8,5%/năm và giai đoạn 2021-2025 là từ 7,5%/năm đến 8%/năm.

b) Đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định và an toàn, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; Kết cấu lưới điện được xây dựng theo hướng hiện đại, mỹ quan đô thi, độ tin cậy cung cấp điện cao; có sự gắn kết quy hoạch phát triển điện lực của vùng và chung toàn Thành phố, giữa phát triển điện lực với phát triển đô thị, hạ tầng. 

c) Từng bước hiện đại hóa lưới điện phân phối, áp dụng các công nghệ tiên tiến, tự động hóa trong điều khiển, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố; sử dụng công nghệ lưới điện thông minh để giảm nhân công, tăng năng suất lao động và tối ưu hóa chi phí đáp ứng được lộ trình triển khai thị trường điện cạnh tranh.

2. Nhu cầu điện

Nhu cầu điện cho giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 cho toàn Thành phố dự báo như sau:

Thành phần

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Pmax

MW

3.575

5.100

7.000

Điện thương phẩm

GWh

20.182

29.228

40.478

Bình quân điện thương phẩm

kWh/người/năm

2.460

3.176

4.050

 

 

Giai đoạn

2011 - 2015

Giai đoạn

2016 - 2020

Giai đoạn

2021 - 2025

Tốc độ tăng trưởng

%/năm

6,74

7,69

6,73

3. Định hướng phát triển và tiêu chuẩn thiết kế lưới điện

3.1. Định hướng phát triển:

-   Lưới điện trung áp đảm bảo sẵn sàng, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ điện cho phát triển kinh tế chính trị và an sinh xã hội của Thành phố.

-   Phát triển lưới điện trung áp sau các trạm 110kV, hoàn thiện mạng lưới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.

-   Phát triển lưới điện phân phối đồng bộ với phát triển hạ tầng đô thị trên địa bàn Thành phố; từng bước ngầm hóa lưới điện trung, hạ thế nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn trong cung cấp điện và đảm bảo mỹ quan đô thị.

-   Tích cực áp dụng công nghệ mới, từng bước xây dựng lưới điện thông minh. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện kế thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu điện kế, hạ tầng truyền thông.

-   Các trạm biến áp được xây dựng theo công nghệ mới hiện đại, bảo đảm phù hợp với việc xây dựng Thành phố xanh, sạch đẹp.

3.2. Tiêu chuẩn thiết kế lưới điện trung, hạ áp:

Các công trình lưới điện khi đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo phải tuân thủ theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành điện và xây dựng theo quy định, đồng thời đáp ứng định hướng phát triển lưới điện chung của Thành phố và các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch sau:

a) Lưới điện phân phối trung áp:

-   Cấp điện áp: Lưới điện trung áp toàn Thành phố được chuẩn hóa ở cấp điện áp 22kV.

-   Cấu trúc lưới điện:

+ Lưới trung áp được thiết kế mạch vòng, vận hành hở. Mạch vòng được cấp điện từ 2 trạm 110 kV, từ 2 thanh cái phân đoạn của 1 trạm 110 kV có 2 máy biến áp hoặc từ 2 thanh cái trạm biến áp 110 kV, các đường trục trung áp ở chế độ làm việc bình thường chỉ được phép vận hành mang tải từ 55% đến 60% công suất định mức.

+ Tích cực áp dụng công nghệ mới, từng bước xây dựng lưới điện thông minh trong vận hành và đo đếm điện năng, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, tin cậy an toàn và mỹ quan đô thị; Lắp đặt các thiết bị đóng cắt hiện đại, có thể điều khiển từ xa để nâng cao độ tin cậy, phân đoạn sự cố. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện kế thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu điện kế, hạ tầng truyền thông.

+ Các trạm biến áp được xây dựng theo công nghệ mới hiện đại, bảo đảm phù hợp với việc xây dựng thành phố xanh, sạch đẹp.

+ Từng bước ngầm hóa lưới điện trung thế trên địa bàn thành phố với các chỉ tiêu như sau:

·  Đến năm 2020: Toàn thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa 40%, trong đó các khu đô thị mới, khu vực các Quận trung tâm (1, 3, 5) đạt tỷ lệ ngầm hoá đạt 100%; các Quận 2, 4, 10, 11 tỷ lệ ngầm hoá đạt từ 70% đến 80%; các Quận 6, 7, 8, 9, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp, tỷ lệ ngầm hoá đạt từ 40% đến 60%; các quận - huyện còn lại, tỷ lệ ngầm hoá đạt từ 20% đến 30%.

·  Đến năm 2025: Toàn thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa từ 50% đến 60%, trong đó khu vực trung tâm Thành phố (930ha) đạt tỷ lệ ngầm hóa 100%.

Khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị mới đã quy hoạch ổn định:

+ Các tuyến cáp ngầm lựa chọn dây cáp ngầm khô, ruột đồng hoặc nhôm, trong đó cáp sạch liên thông hỗ trợ cấp điện giữa các trạm 110 kV, cáp đường trục tiết diện ≥ 240 mm2 ở khu vực nội thành, khu đô thị, khu công nghiệp, khu vực có quy hoạch ổn định.

+ Đường dây nổi dùng loại dây nhôm lõi thép; khu vực đông dân cư, khu vực có diện tích hẹp dùng cáp bọc cách điện để nâng cao an toàn và giảm diện tích hành lang tuyến; Tiết diện đường trục ≥ 150 mm2; Các đường nhánh rẽ sử dụng dây có tiết diện ≥ 95 mm2.

+ Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: dùng dây dẫn trên không hoặc cáp ngầm (phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng).

+ Đối với trạm biến áp công cộng, công suất trạm được tính toán theo nguyên tắc đủ khả năng cung cấp điện cho các phụ tải dân sinh trong vòng bán kính <300m đối với khu vực các quận, thị trấn, khu đô thị mới và <800m đối với khu vực nông thôn.

+ Kiểu trạm biến áp được sử dụng là trạm hợp bộ, trạm phòng, trạm đơn thân (với khu vực nội thành), trạm nền và trạm treo. Khuyến khích xây dựng các trạm biến áp theo công nghệ hiện đại, phù hợp với cảnh quan kiến trúc đô thị và xây dựng Thành phố xanh, sạch, đẹp. Khu vực các quận - huyện sử dụng máy biến áp 03 pha, không phát triển gam máy 01 pha. Tiến hành cải tạo các máy 01 pha thành 03 pha.

b) Lưới điện phân phối hạ áp:

-   Lưới điện hạ áp sử dụng điện áp 380(220)V, đường dây 3 pha 4 dây với dây trung tính nối đất trực tiếp. Đường dây trục chính sử dụng cáp ngầm XLPE hoặc cáp vặn xoắn ABC tiết diện ≥ 95 mm2, đường dây nhánh rẽ sử dụng cáp ngầm XLPE hoặc cáp vặn xoắn ABC tiết diện ≥ 50 mm2, bán kính cấp điện <300m đối với khu vực các quận, thị trấn, khu đô thị mới và <800m đối với khu vực các huyện ngoại thành.

-    Từng bước ngầm hóa lưới điện hạ áp trên địa bàn thành phố với các chỉ tiêu như sau:

+ Đến năm 2020: Toàn thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa 20%, trong đó khu vực các Quận trung tâm (1, 3, 5) đạt tỷ lệ ngầm hoá đạt 40%;

+ Đến năm 2025: Toàn thành phố đạt tỷ lệ ngầm hóa từ 35% đến 40%, trong đó khu vực trung tâm Thành phố (930ha) đạt tỷ lệ ngầm hóa 80%.

-   Công tơ đo đếm lắp đặt mới sử dụng công tơ điện tử có chức năng thu thập dữ liệu từ xa tập trung, thay dần công tơ cơ khí, đến năm 2022 đạt tỷ lệ 100% công tơ trên lưới được thu thập dữ liệu đo đếm tập trung từ xa. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành lưới điện.

Trần Phát