Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 106/QĐ-UBND về việc công bố danh mục mục 01 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 105/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng thẩm định và Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định xét, công nhận và công nhận lại quận, thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn đô thị văn minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm: 01 thủ tục thay thế và 03 thủ tục bãi bỏ (do được thay thế). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND về việc công bố 01 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 90/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án nuôi chim yến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2025 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2015 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 08 thủ tục hành chính lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Du lịch. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc công nhận 304 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 76/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng chuyên môn phân tích, đánh giá, đề xuất phương án giải quyết đối với các công trình theo lệnh khẩn cấp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 74/QĐ-UBND về thay đổi thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. |

Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2018 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 12/12/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 6431/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính năm 2018 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện kịp thời, đầy đủ và nghiêm túc các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, qua đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch được triển khai đồng bộ trên địa bàn thành phố, xác định trách nhiệm của từng cấp, ngành, đơn vị một cách rõ ràng, cụ thể.

- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Bảo đảm các điều kiện về nhân lực và kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

   1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Thực hiện sơ kết, tổng kết tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Kế hoạch và yêu cầu của các cơ quan Trung ương;

b) Rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, kịp thời phát hiện các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

Đơn vị chủ trì: các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện.

Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.

Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

2. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính

a) Các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện có trách nhiệm chủ động tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi lĩnh vực quản lý chuyên ngành của cơ quan, đơn vị mình hoặc phạm vi địa bàn được giao quản lý thông qua các hình thức phù hợp đối với từng đối tượng cụ thể.

b) Thủ trưởng các Sở-ban, ngành thành phố có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức có liên quan đến công tác tham mưu, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình.

c) Ủy ban nhân dân các quận-huyện chủ động phối hợp với các Sở-ban, ngành thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu hoặc cử cán bộ tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do các Sở-ban, ngành thành phố tổ chức cho cán bộ, công chức theo ngành dọc.

d) Sở Tư pháp tập huấn những quy định, nguyên tắc chung về xử phạt vi phạm hành chính trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính do Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện tổ chức.

Đơn vị chủ trì: các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện.

Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.

Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Việc kiểm tra, thanh tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất. Đối với hoạt động kiểm tra theo kế hoạch sẽ thực hiện trên cơ sở lĩnh vực trọng tâm thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018. Ngoài ra, có thể tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất đối với các lĩnh vực khác khi có phát sinh những vấn đề trong việc áp dụng pháp luật, trong việc thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt... làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Cụ thể:

a) Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo kế hoạch:

- Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra trên cơ sở phạm vi, lĩnh vực trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

Đơn vị phối hợp: các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện.

Thời gian thực hiện: Quý III năm 2018.

- Thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

Giao Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành với thành phần Đoàn Kiểm tra gồm: lãnh đạo Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, đại diện các Sở-ban, ngành có liên quan đến nội dung, phạm vi kiểm tra, có mời đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các cơ quan, tổ chức có liên quan khác cùng tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành.

Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

Đơn vị phối hợp: các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện.

Thời gian thực hiện: Quý III năm 2018.

b) Việc kiểm tra, thanh tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đột xuất đối với các lĩnh vực khác được thực hiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan tư pháp các cấp khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn.

4. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bảo đảm đúng thời hạn, tổng hợp số liệu đầy đủ, chính xác, đồng thời đưa ra được các nhận định, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong từng ngành, lĩnh vực, phân tích các vấn đề còn tồn tại, các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân và nêu các giải pháp, kiến nghị, đề xuất cụ thể.

a) Nội dung báo cáo:

Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 31 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, các Bộ-ngành Trung ương, triển khai của Sở Tư pháp.

b) Thời điểm lấy số liệu báo cáo

- Đối với báo cáo 06 tháng: từ 01/01/2018 đến 30/6/2018.

- Đối với báo cáo năm: từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.

Riêng đối với số liệu báo cáo từ 01/10/2017 đến 31/12/2017: tổng hợp thành một mục riêng vào trong báo cáo 06 tháng.

c) Đơn vị thực hiện và thời gian thực hiện:

- Các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi lĩnh vực chuyên ngành hoặc phạm vi địa bàn của cơ quan, đơn vị mình được giao quản lý gửi về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 7 năm 2018 đối với báo cáo 06 tháng, trước ngày 10 tháng 01 năm 2019 đối với báo cáo năm.

- Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo của các Sở-ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận-huyện thành báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 7 năm 2018 đối với báo cáo 06 tháng, trước ngày 20 tháng 01 năm 2019 đối với báo cáo năm.

Trần Phát