Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2720/QĐ-UBND về điều chỉnh Phiếu đăng ký và Thang điểm bình chọn sản phẩm công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2716/QĐ-UBND về công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét bổ nhiệm và chuyển ngạch thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2714/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2709/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận Phú Nhuận | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2707/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2706/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 20 thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2695/QĐ-UBND về việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Tổ chức và các Tiểu ban giúp việc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2693/QĐ-UBND về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét công nhận sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2681/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tân Bình |

Kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Ngày 23/12/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 6954/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình nhánh nâng cao chất lượng đào tạo nghề Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, cụ thể như sau:

* Đối tượng:

- Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và người lao động ở nông thôn.

- Sinh viên, học sinh đang theo học tại trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, giáo viên giảng dạy trong cơ sở đào tạo nghề nghiệp.

* Nội dung

1. Chương trình số 38-Ctr/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đổi mới:

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng về học nghề cho công nhân, người lao động với các nội dung chủ yếu:

- Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề.

- Triển khai tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố cho công nhân, người lao động trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên.

b) Tiếp tục thực hiện đảm bảo quy mô, số lượng tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp ở các cấp trình độ tương ứng, giai đoạn 2011-2015 thực hiện đào tạo mới cho 1.687.230 sinh viên, học sinh, trong đó trình độ cao đẳng nghề là 87.861 sinh viên; trình độ trung cấp nghề là 49.821 học sinh, trung cấp chuyên nghiệp là 219.000 học sinh; trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên hệ không chính quy 1.331.248 học sinh.

c) Tổ chức bổ túc trình độ văn hóa phổ thông cơ sở, phổ thông trung học cho công nhân và người lao động đang làm việc tại khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; đạt mặt bằng phổ cập giáo dục chung của thành phố, dự kiến giai đoạn 2014-2015 thực hiện bổ túc trình độ văn hóa cho 600 công nhân, gồm 15 lớp (40 hv/lớp). Kinh phí thực hiện: ngân sách thành phố hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo từ nguồn vốn sự nghiệp chi thường xuyên, 50 % còn lại từ quỹ học bổng của Liên đoàn Lao động, đơn vị và người người lao động đóng góp.  

d) Tổ chức bồi dưỡng nâng bậc thợ, tay nghề đồng thời với nâng tiền lương, bậc lương cho công nhân, người lao động:

- Rà soát, tổng hợp và tổ chức ôn luyện, kiểm tra tay nghề cho người lao động đã tự học và đang hành nghề, nhưng chưa đào tạo qua trường lớp, khi hoàn thành khóa học được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học theo quy định. Dự kiến giai đoạn 2014-2015 thực hiện kiểm tra cho 600 lao động trên địa bàn các quận, huyện, gồm 15 lớp (40 hv/lớp). Kinh phí thực hiện: từ quỹ học bổng của Liên đoàn Lao động thành phố, đơn vị và người người lao động đóng góp.  

- Thực hiện công tác bồi dưỡng, nâng bậc thợ, tay nghề cho công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; sau lớp bồi dưỡng, công nhân được cấp chứng nhận bồi dưỡng hoặc chứng nhận bậc nghề đồng thời với nâng tiền lương, bậc lương cho công nhân, người lao động. Dự kiến giai đoạn 2011-2015 là 5.000 công nhân. Kinh phí thực hiện: do doanh nghiệp, người lao động đóng góp

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo để nâng trình độ nghề của công nhân từ trung cấp trở lên; tổ chức đào tạo lại để trang bị kiến thức, kỹ năng mới phù hợp việc thay đổi vị trí, nhiệm vụ trong quy trình sản xuất - kinh doanh hoặc thay đổi công nghệ, thiết bị ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố: Điện tử - công nghệ thông tin; Cơ khí tự động; Hóa chất; Chế biến thực phẩm; Du lịch - khách sạn - nhà hàng cho công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố. Giai đoạn 2014 - 2015: dự kiến đào tạo nâng trình độ nghề của công nhân từ trung cấp trở lên cho 350 công nhân; kinh phí thực hiện: ngân sách thành phố hỗ trợ 100% từ nguồn vốn sự nghiệp chi thường xuyên; đào tạo lại để trang bị kiến thức, kỹ năng mới cho 350 công nhân, ngân sách thành phố hỗ trợ 50% từ nguồn vốn sự nghiệp chi thường xuyên, 50 %, còn lại từ quỹ học bổng của Liên đoàn lao động thành phớ, doanh nghiệp và người người lao động đóng góp.

đ) Triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch số 1352/KH-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Dự kiến đào tạo giai đoạn 2011-2015 là 33.000 lao động nông thôn; kinh phí thực hiện: ngân sách thành phố hỗ trợ 100% từ nguồn vốn sự nghiệp chi thường xuyên.

e) Tổ chức Hội thi bàn tay vàng một số ngành nghề kỹ thuật cao cho công nhân tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố; xây dựng phong trào tổ chức tuyên dương, tôn vinh thợ giỏi, lao động kỹ thuật giỏi hàng năm.

2. Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo, xác định nhu cầu và yêu cầu đối với nguồn nhân lực:

a) Điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu nhân lực:

- Xác định nhu cầu học nghề theo từng nghề, khu vực và theo từng cấp trình độ đào tạo, nhất là lao động qua đào tạo và lao động trình độ cao trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố: Điện tử - Công nghệ thông tin; Cơ khí tự động; Hóa chất; Chế biến thực phẩm; Du lịch - khách sạn - nhà hàng, thương mại, tài chính, ngân hàng…;

- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố.

- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động đến năm 2015.

- Xây dựng hệ thống thông tin nhu cầu nhân lực các cấp trình độ, ngành nghề, thường xuyên cập nhật kịp thời để các cơ sở đào tạo và cơ quan quản lý đào tạo sử dụng có hiệu quả.

b) Thực hiện cải tiến nội dung, hình thức hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp; thực hiện phân luồng và nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề. Tăng cường thông tin, giúp học sinh xác định được lĩnh vực ngành nghề, nội dung, chương trình, hình thức đào tạo để chọn lựa ngành học phù hợp.

3. Tổ chức mạng lưới cơ sở đào tạo, xây dựng các phương thức đào tạo phù hợp, nâng chất lượng đầu vào các lĩnh vực hoạt động đào tạo:

a) Thực hiện rà soát, xác định thế mạnh theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề trên địa bàn Thành phố; thực hiện phân công nhiệm vụ đào tạo theo yêu cầu từng lĩnh vực, trong đó ưu tiên các nghề trọng điểm cấp quốc gia, cấp khu vực, các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố.

b) Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề, đầu tư phát triển các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề thành phố theo chuẩn các nước tiên tiến để đào tạo các ngành nghề phục vụ lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao:

-  Tổ chức rà soát, xác định nhu cầu đất xây dựng để nâng cấp, mở rộng, phát triển các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp của Thành phố đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn, diện tích sàn xây dựng phục vụ yêu cầu đào tạo tối thiểu, thực hiện lồng ghép vào Đề án quy hoạch đất xây dựng để di dời các trường đại học, cao đẳng của Thành phố. 

- Đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt 04 trường nghề công lập để tập trung đầu tư thành trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 có 02 trường là: Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh; giai đoạn 2015 - 2020 có 02 trường là: Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải TW III, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương.

- Tổ chức triển khai “Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, trong đó đầu tư tăng cường thiết bị dạy nghề cho trường được đầu tư nghề trọng điểm là: Trường Cao đẳng nghề Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo, Trường Trung cấp nghề Thủ Đức, Trường Trung cấp nghề Củ Chi, Trường Trung cấp nghề Quang Trung.

- Triển khai Chương trình tăng cường thiết bị để dạy nghề cho lao động nông thôn theo Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đền năm 2020” cho các trường, trung tâm dạy nghề là: Trường Trung cấp nghề Củ Chi, Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Hóc Môn, Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, Trung tâm Dạy nghề huyện Nhà Bè, Trung tâm Dạy nghề huyện Cần Giờ, Trung tâm Giáo dục Lao động và Xã hội Phước Bình, Trung tâm Giáo dục Dạy nghề Thanh thiếu niên 2.

c) Nghiên cứu, tổ chức thí điểm hợp nhất Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp theo hướng dẫn của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự kiến giai đoạn 2014 - 2015 thực hiện thí điểm tại Quận 1, Quận 3, Quận 4.

d) Tổ chức hướng dẫn các trường nghề xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích nghề Dacum, phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động, thiết kế các mô đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, gắn đào tạo với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp trên cơ sở 195 bộ chương trình khung các nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; hướng dẫn các trường trung cấp chuyên nghiệp xây dựng chương trình đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

đ) Hướng dẫn các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề thực hiện việc tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến đến năm 2015, 100% các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề công lập thành phố hoàn thành tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề.

4. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy:

a) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý:

Đội ngũ cán bộ quản lý từng bước được cũng cố và phát triển, có trình độ đào tạo cơ bản đáp ưng được yêu cầu, nhưng nhìn chung vẫn thiếu về số lượng, cơ cấu và năng lực chưa cao, nhất là còn hạn chế về nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ, tin học. Giai đoạn 2014 - 2015: dự kiến bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ quản lý, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh cho 800 cán bộ quản lý của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiêp và trung tâm dạy nghề công lập của Thành phố.

b) Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên:

* Đào tạo trong nước:

Tính đến nay số lượng giáo viên giảng dạy nghề (nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề)3.949 người, trong đó về trình độ chuyên môn: có 966 sau đại học; 2.303 đại học; 157 cao đẳng, 267 trung cấp, 256 giáo viên trình độ khác, về trình độ sư phạm: có 3.489 giáo viên (đạt 88%); số lượng giáo viên dạy trung cấp chuyên nghiệp là: 13.756 người, trong đó trình độ chuyên môn có 164 giáo sư, phó giáo sư; 836 tiến sỹ; 4.632 thạc sỹ; 7.796 đại học và 328 trình độ khác. Đánh giá chung các giảng viên, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm nhưng vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học.

Giai đoạn năm 2014 - 2015, dự kiến:

- Đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa sư phạm các cấp trình độ đào tạo cho 3.000 giáo viên theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề công nghệ mới các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí tự động, cơ điện tử, điện công nghiệp, điện lạnh, công nghệ thông tin  cho 116 giảng viên, giáo viên tại các trường đầu tư nghề trọng điểm thuộc Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B1, B2, A1, A2 cho 600 giảng viên, giáo viên tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề công lập của Thành phố.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề thực hành cho 500 giáo viên giảng dạy thực hành, cấp Chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề, Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia các cấp trình độ đào tạo nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn theo hình thức chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến của nước ngoài cho 200 lượt giáo viên tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề công lập của Thành phố.

* Đào tạo ở nước ngoài:

- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề theo Đề án “ Chuyển giao các bộ chương trình để đào tạo thí điểm các nghề cấp độ khu vực Asean, Quốc tế” cho 221 giảng viên, giáo viên các trường có nghề trọng điểm, trường chất lượng cao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề công nghệ mới ở nước ngoài các nghề thuộc lĩnh vực ưu tiên của Thành phố cho 200 giảng viên, giáo viên các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp công lập của Thành phố.

Tổ chức hội giảng giáo viên, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi tay nghề cấp thành phố và toàn quốc cho giảng viên, giáo viên và sinh viên, học sinh tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố.

5. Về hoạt động liên kết, hợp tác về giáo dục và đào tạo:

- Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch hướng dẫn cơ sở đào tạo hợp tác với doanh nghiệp trong việc xác định mục tiêu, nhu cầu, yêu cầu đào tạo đối với nhân lực, tổ chức cho học sinh thực tập; cử chuyên gia kỹ thuật tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ, đánh giá kết quả đào tạo, giải quyết việc làm

- Nghiên cứu và triển khai thí điểm đấu thầu, đặt hàng chỉ tiêu đào tạo nghề từ ngân sách nhà nước; cơ chế liên kết dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Các cơ sở đào tạo nghiên cứu, chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến của nước ngoài phù hợp yêu cầu phát triển của thành phố. Chủ động phối hợp tìm kiếm đối tác có uy tín ở nước ngoài để đề xuất cho chương trình hợp tác của đơn vị trong điều kiện và phạm vi của thành phố.

6. Về cơ chế, chính sách:

- Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp các giữa các trường với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo nhu cầu của Thành phố.

- Nghiên cứu xây dựng định mức kinh phí đào tạo cho các nghề theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo; nhà nước cấp kinh phí đào tạo ở các trường công lập tương ứng với chất lượng đào tạo.

- Đẩy mạnh chương trình cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài phối hợp hoặc mở cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề hoặc chuyển giao công nghệ đào tạo.

- Thành phố quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo những ngành nghề mà thành phố đang có nhu cầu cao, kinh phí đầu tư lớn. Tiếp tục khuyến khích các cơ sở đào tạo tự đầu tư  hoàn thiện cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, giáo viên để cải thiện chất lượng đào tạo.

 

Nguyên Ngân