Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Kế hoạch Thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Ngày 23/04/2019, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 1558/QĐ-UBND về Kế hoạch Thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng từ các trường chuyên ngành, lớp năng khiếu của nhạc viện, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi đối với các bộ môn nghệ thuật có tính hàn lâm, kỹ năng, kỹ xảo cao như nhạc giao hưởng, opera, múa ba lê, xiếc…; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, hoàn thiện kỹ thuật, kỹ xảo cho các diễn viên, nghệ sĩ ở các bộ môn múa, xiếc, rối…

- Đào tạo chuyên môn cho lực lượng đạo diễn, diễn viên, biên đạo, kỹ thuật viên đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Mở rộng đào tạo đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ những lĩnh vực nghệ thuật phát triển mạnh trong những năm gần đây như múa đương đại, thiết kế sân khấu, kỹ thuật âm thanh, công nghệ âm nhạc. Nâng cao chất lượng đội ngũ diễn viên có năng khiếu, tài năng, đào tạo bài bản chính quy để bổ sung các đơn vị nghệ thuật làm động lực thúc đẩy hoạt động các đơn vị nghệ thuật công lập góp phần phát triển nghệ thuật thành phố và cả nước, góp phần truyền bá văn hoá Việt Nam ra thế giới.

-  Rà soát, phát hiện và tuyển chọn tài năng, năng khiếu của thành phố đến năm 2020, đào tạo lực lượng vận động viên trẻ tài năng đạt thành tích cao trong các giải khu vực và thế giới như SEA Games, ASIAD, Olympic và đào tạo lực lượng cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài có trình độ quốc tế nhằm nâng cao vị thế của thể dục thể thao thành phố trên đấu trường khu vực, quốc tế  đến năm 2020 và những năm tiếp theo; phát triển lĩnh vực thể thao thành phố xứng tầm với vị trí là đô thị đặc biệt, trung tâm lớn của cả nước.

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao.

2. Yêu cầu

- Tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh phát hiện, tìm kiếm nhân tài song song với sàng lọc, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật - thể dục thể thao. Triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đề ra đồng bộ, toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm.

- Bám sát các nội dung Chương trình hành động số 19-CTrHĐ/TU, Quyết định số 6252/QĐ-UBND, các kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao có liên quan của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như phát triển năng khiếu, nhân tài đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Đổi mới phương pháp tuyển sinh, công khai, minh bạch; không giới hạn địa giới hành chính nhằm tuyển học viên tài năng, năng khiếu trong nước để đào tạo.

- Kết hợp tốt với chính sách thu hút và phát triển người có tài năng đặc biệt (theo Nghị quyết số 20/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố) nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện, bồi dưỡng và phát huy các nhân tố tài năng, năng khiếu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao chất lượng đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

1.1 Nội dung

- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng từ các trường chuyên ngành, lớp năng khiếu các nhạc viện, trung tâm văn hoá, nhà thiếu nhi. 

- Tiếp tục đào tạo lực lượng đạo diễn, diễn viên, kỹ thuật viên đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Mở rộng đào tạo đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ những lĩnh vực nghệ thuật phát triển mạnh trong những năm gần đây như công nghệ âm nhạc, đạo diễn âm thanh ánh sáng, quảng bá nghệ thuật múa đương đại, thiết kế sân khấu, kỹ thuật âm thanh …

1.2 Đối tượng

- Các trường hợp học sinh, sinh viên tốt nghiệp các ngành nghệ thuật; các tài năng trẻ đạt giải cao trong các hội diễn, hội thi; có năng khiếu và đam mê để đào tạo chuyên sâu.

- Diễn viên giỏi, yêu nghề và có đam mê, tâm huyết với ngành, đang hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị trên địa bàn thành phố.

- Tài năng, năng khiếu trẻ xuất thân trong các gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật.

- Cán bộ trẻ, có chiều hướng phát triển tốt, có tâm huyết với ngành; các viên chức công tác các lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, bảo tồn di tích của khối di sản văn hóa.

- Các trường hợp được tuyển chọn đảm bảo các yêu cầu phù hợp với tiêu chí tuyển chọn của từng lĩnh vực ứng viên dự tuyển; có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật thuộc Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.

1.3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

- Áp dụng đa dạng các phương thức đào tạo tùy theo đặc thù của bộ môn, điều kiện đào tạo và nguồn lực của từng đơn vị; Mời chuyên gia trong và ngoài nước về giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm cho học viên, diễn viên để tiết kiệm ngân sách, tăng hiệu quả đào tạo.

- Tập trung đào tạo tại nước ngoài đối với các nội dung đào tạo chuyên môn về múa ba lê, múa dân gian quốc tế, giao hưởng, biên đạo múa, đạo diễn sân khấu, họa sĩ thiết kế sân khấu, diễn viên rối, âm nhạc, thanh nhạc và các lĩnh vực nghệ thuật đáp ứng xu thế phát triển của xã hội như công nghệ âm nhạc, đạo diễn âm thanh, đạo diễn ánh sáng, quản lý nhà hát…

- Áp dụng hình thức truyền nghề, bồi dưỡng đối với loại hình nghệ thuật truyền thống điển hình như hát bội, cải lương, múa rối nước…

1.4. Địa điểm đào tạo, tập huấn

a) Về truyền nghề:

Tổ chức tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam.

b) Về mời chuyên gia:

Mời chuyên gia sang huấn luyện cho đội ngũ diễn viên, nghệ sĩ tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc, Vũ kịch và Nhà hát nghệ thuật Phương Nam.

c) Về đào tạo, bồi dưỡng trong nước:

Tổ chức đào tạo tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Văn hóa, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh; các trường, viện, cơ sở đào tạo uy tín trên địa bàn Thành phố và trong nước.

d) Về đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài:

Phân bổ học viên đào tạo tại các nước, cụ thể như sau:

- Tại Liên bang Nga: Đại học Văn hoá Quốc gia Moscow; Trung cấp Nghệ Thuật Ca Múa Nhạc Moscow; Học viện Nghệ thuật Quốc gia Nga, St Petersburg; Học viện ballet Vaganova; Học viện Xiếc và sân khấu quốc gia Liên Bang Nga, Trường Xiếc Quốc gia Moscow (GUCEY).

- Tại Hoa Kỳ: Đại học California tại Los Angeles (UCLA); Đại học Full Sail.

- Tại Liên bang Úc: Đại học Western Sydney; Đại học Edith Cowan…

2. Đào tạo nguồn nhân lực thể thao thành tích cao

2.1. Nội dung

Tập trung đầu tư các môn thể thao trọng điểm có khả năng đạt thành tích cao trên đấu trường quốc tế.

2.2. Đối tượng

Tập trung đào tạo nâng cao cho lực lượng vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và cán bộ chuyên môn, khoa học ứng dụng với các đối tượng đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau:

a) Vận động viên:

- Có thể chất, hình thái, năng khiếu thể thao tốt, có khả năng rèn luyện, thích nghi với lượng vận động cao, phù hợp với sự phát triển dài hạn, chuyên sâu.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên cần, đam mê, gắn bó với sự nghiệp thể dục thể thao.

b) Huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ chuyên môn:

Tuyển chọn từ đội ngũ vận động viên trưởng thành, có trình độ chuyên môn, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Đã có thành tích đóng góp cho thể thao quốc gia và Thành phố.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực huấn luyện, tận tâm với sự nghiệp phát triển thể dục thể thao Thành phố.

- Có trình độ ngoại ngữ để tiếp thu, giao tiếp và làm việc ở nước ngoài.

2.3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng

a) Đào tạo dài hạn ở nước ngoài:

- Đào tạo xuyên suốt từ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu đến giai đoạn hoàn thiện thể thao nhằm tạo nguồn lực lượng vận động viên phát triển mạnh, phương thức đào tạo hoàn toàn mới theo công nghệ huấn luyện tiên tiến tại nước ngoài.

- Dự kiến thực hiện theo 02 chu kỳ đào tạo, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 18 tháng tại các quốc gia. Chỉ tiêu cho từng bộ môn được phân bổ hợp lý theo mỗi chu kỳ do hội đồng chuyên môn và trưởng các bộ môn đề xuất cụ thể từng giai đoạn. Ở mỗi bộ môn, các vận động viên được cử đi đào tạo có huấn luyện viên tháp tùng chịu trách nhiệm hướng dẫn ban đầu tại địa điểm tập huấn. Số lượng huấn luyện viên tháp tùng tùy thuộc vào đặc thù của bộ môn và số lượng vận động viên được cử đi đào tạo (từ 01 đến 02 huấn luyện viên/môn). Nếu có điều kiện, huấn luyện viên có thể ở lại cùng học tập với vận động viên, nếu không, sẽ bàn giao công tác huấn luyện cho huấn luyện viên nước sở tại và trở về nước để tiếp tục công tác chuyên môn.

b) Tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài:

Tập trung thực hiện đào tạo trong giai đoạn 2019 - 2020 tại các cường quốc thể thao. Việc tập huấn ngắn hạn tại nước ngoài đối với vận động viên, huấn luyện viên các bộ môn trong giai đoạn chuyên môn hoặc giai đoạn tiền thi đấu từ 01 đến 03 tháng trong năm, nhằm thay đổi môi trường tập luyện, giúp thích ứng với các điều kiện tập luyện hiện đại và cọ xát với đối thủ mạnh để nâng cao trình độ, tâm lý, cải thiện thành tích thi đấu.

c) Kết hợp với y học, dinh dưỡng:

Phối hợp với các chuyên viên về y học thể dục thể thao, dinh dưỡng xây dựng kế hoạch huấn luyện khoa học, đảm bảo yếu tố dinh dưỡng, y học hỗ trợ tốt nhất sự hồi phục cho vận động viên, tạo sự đột phá về lượng vận động cao, tăng hiệu quả luyện tập và tăng thành tích thể thao. Cấp kinh phí sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng ngoài tiền ăn và ở cho các vận động viên tập huấn dài hạn ở nước ngoài.

d) Kết hợp giữa tập luyện và thi đấu:

Nghiên cứu và phối hợp giữa các giải thi đấu trong nước và quốc tế để có kế hoạch thi đấu phù hợp với kế hoạch huấn luyện. Xác định rõ các giải thi đấu trong, ngoài nước cần thiết để đánh giá năng lực vận động viên, tiến độ phát triển thành tích, kết quả cần xác định. Việc xác định các thành tích trong hệ thống thi đấu rất cần thiết để phục vụ cho công tác huấn luyện. Nâng dần các thành tích thi đấu, tập trung vào mục tiêu chính cần kết quả cao.

đ) Kết hợp giữa đào tạo trong nước và tu nghiệp ngắn hạn tại nước ngoài:

- Đối với chương trình đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu ứng dụng khoa học, dinh dưỡng, tâm lý, bác sĩ thể thao kết hợp giữa đào tạo trong nước tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu uy tín trong nước.

- Hàng năm kết hợp cử tu nghiệp ngắn hạn về chuyên ngành quản lý, huấn luyện thể lực, khoa học ứng dụng, y học, dinh dưỡng, tâm lý… tại nước ngoài, thông qua các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn từng chuyên ngành quốc tế.

e) Mời chuyên gia huấn luyện:

   Mời chuyên gia, huấn luyện viên trong và ngoài nước về giảng dạy, huấn luyện, truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên.

2.4. Địa điểm đào tạo, tập huấn

a) Tiến hành khảo sát, lựa chọn và ký kết hợp đồng hợp tác với các địa phương, đơn vị, học viện, cơ quan quản lý huấn luyện thể thao của các quốc gia và vùng lãnh thổ; địa điểm được xem xét, lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có khả năng, tiềm năng phát triển và hợp tác quốc tế.

- Có thành tích đào tạo, huấn luyện được giới chuyên môn công nhận.

- Có đội ngũ huấn luyện viên giỏi, có kinh nghiệm huấn luyện lực lượng trẻ và nâng cao, phù hợp với nội dung các môn thể thao theo yêu cầu của Thành phố.

- Có cơ sở vật chất, nơi ăn, ở, tập luyện tiện nghi, trang thiết bị tập luyện đạt quy chuẩn quốc tế.

- Có nền y học thể dục thể thao phát triển, có khả năng phối hợp và hỗ trợ quá trình huấn luyện cho vận động viên cấp cao.

b) Quy hoạch nhóm môn thể thao được đào tạo theo 3 khu vực:

(1) Các cường quốc thể thao Châu Âu - Châu Mỹ - Châu Đại Dương: Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Hungary, Nga, Đức.

(2) Các cường quốc thể thao Châu Á: gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Iran.

(3) Các quốc gia có thế mạnh về thể thao ở Đông Nam Á: gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines.

Trần Phát