Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”

Ngày 04/03/2019, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 787/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”, cụ thể  như sau:

NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:

1.1. Triển khai quyết liệt kế hoạch thực hiện Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 của Thành ủy với sự đổi mới về tổ chức, chỉ đạo, giải pháp thực hiện và Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 11 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn thành phố.

1.2. Thực hiện ký kết chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận - huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn vận động từng hộ dân, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp không xả rác ra đường và kênh rạch, thải bỏ rác đúng nơi quy định, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

1.3. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để các hộ dân, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp nhận thức đúng yêu cầu và tích cực tham gia thực hiện cuộc vận động “Không xả rác ra đường và kênh rạch”, thông qua các hành động thiết thực như: không xả rác ra đường, trên kênh rạch, thải bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống văn minh đô thị tại địa phương cư trú.

1.4. Lồng ghép việc giám sát, đánh giá, công nhận khu phố, ấp, phường xã không xả rác ra đường và kênh rạch như một tiêu chí về môi trường trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

1.5. Định kỳ hàng tuần, tổ chức tổng vệ sinh tất cả khu vực phát sinh rác tự phát, khu vực ô nhiễm trên địa bàn và tuyên truyền, vận động để người dân cùng thực hiện, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân; không để tình trạng tái ô nhiễm tại các khu vực này.

1.6. Bố trí và tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất các điểm tập kết rác thải tại khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và kết nối đồng bộ về thời gian giao rác của người dân - người thu gom - đơn vị vận chuyển, không để tình trạng tập trung rác thải, phế liệu và tập trung nhiều xe thu gom rác cùng thời điểm, điểm hẹn tập trung rác cần phải được vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định của Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.

1.7. Hướng dẫn và yêu cầu các hộ dân sinh sống, kinh doanh ở mặt tiền đường, các hộ dân có cho thuê mặt bằng kinh doanh ở mặt tiền đường, các hộ kinh doanh trên vỉa hè phải có khu vực và tự trang bị thiết bị lưu chứa rác thải phát sinh, không xả rác ra đường và trước miệng các hầm ga thu nước; có các giải pháp xử lý nghiêm đối với các trường hợp không chấp hành.

1.8. Quản lý vận hành hiệu quả các trạm trung chuyển trên địa bàn quận - huyện, tuyệt đối không để tình trạng quá tải, rác thải tràn ra bên ngoài khu vực lưu chứa; tuân thủ quy trình vận hành trạm trung chuyển. Đề xuất cải tạo, nâng cấp hoặc giải tỏa các trạm trung chuyển gây ô nhiễm môi trường.

1.9. Rà soát các phương tiện thu gom, vận chuyển thô sơ, cơ giới không đáp ứng quy định của Luật Giao thông đường bộ và không đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn quận - huyện và yêu cầu lực lượng thu gom, vận chuyển tiến hành chuyển đổi theo mẫu thống nhất do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.

1.10. Tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động 100% hộ gia đình và chủ nguồn thải trên địa bàn quận - huyện ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý rác và chấp hành việc trả chi phí theo quy định.

1.11. Bố trí thùng rác công cộng đảm bảo nhu cầu thải bỏ rác của khách vãng lai, khách du lịch ở địa phương; thùng rác công cộng phải được tổ chức thu gom kịp thời trong ngày và tổ chức vệ sinh lau rửa thùng rác định kỳ.

1.12. Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm về: san lấp, lấn chiếm sông, kênh, rạch; xây dựng nhà ở, công trình trái phép, không phép trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ của sông, kênh, rạch; thải bỏ rác bừa bãi xuống sông, kênh, rạch và cống thoát nước.

1.13. Định kỳ tổ chức nạo vét, vớt rác thải sinh hoạt, khơi thông dòng chảy trên các tuyến kênh, rạch ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp tại Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố. Chịu trách nhiệm duy trì chất lượng vệ sinh của các tuyến kênh, rạch ở địa phương nhằm tránh tình trạng tái ô nhiễm.

1.14. Vận động, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng các sản phẩm có thể phân hủy, tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. Phát động phong trào huy động sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định.

1.15. Quy định trách nhiệm cụ thể đối với khu phố, ấp, phường, xã, thị trấn trong phạm vi quản lý làm cơ sở đánh giá thi đua cuối năm; biểu dương và nhân rộng các điển hình cá nhân hoặc tập thể (khu phố, ấp, phường, xã, thị trấn) thực hiện có kết quả sớm và bền vững cuộc vận động.

   1.16. Rà soát, xác định các địa điểm có nguy cơ hoặc thường xuyên xảy ra vi phạm (như các tuyến đường chính, chợ, trường học, bệnh viện, dạ cầu, hành lang cầu, các khu đất trống) để lắp đặt thiết bị ghi hình làm cơ sở xử lý vi phạm.

1.17. Triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý nhanh, hiệu quả thông tin phản ánh của người dân qua tin nhắn, hình ảnh, thư điện tử và điện thoại liên quan đến tình trạng xả rác ra đường và kênh rạch ở các phường, xã, thị trấn trên địa bàn.

   1.18. Bố trí lực lượng chức năng của quận - huyện (như lực lượng công an, quản lý đô thị, thanh tra xây dựng…) triển khai thực hiện các biện pháp khả thi để ngăn chặn các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhân dân. Xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng theo quy định của pháp luật; việc xử lý vi phạm phải được duy trì thường xuyên và liên tục. Nghiên cứu phương thức công bố các hành vi vi phạm, trường hợp bị xử phạt trên địa bàn để mang tính răn đe.

   1.19. Việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm tập trung rác thải, trạm trung chuyển cần phải được đưa vào nội dung xử phạt trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng vệ sinh, môi trường tại các điểm tập trung rác thải, trạm trung chuyển tại địa phương và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về vấn đề này.

   1.20. Định kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý), Ủy ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; trong đó phải có đánh giá được sự chuyển biến trong quá trình thực hiện (như các trường hợp xử lý vi phạm về vệ sinh nơi công cộng, giải tỏa điểm nóng về ô nhiễm môi trường…).

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

2.1. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020 với sự đổi mới về tổ chức, chỉ đạo, giải pháp thực hiện.

2.2. Rà soát các định mức của ngành để đảm bảo đơn giá được tính đúng, đủ và đổi mới công nghệ.

2.3. Sử dụng lực lượng giám sát của Ban Quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải thành phố để giám sát đột xuất và ghi nhận hình ảnh về chất lượng vệ sinh trên địa bàn để chuyển cho Ủy ban nhân dân quận - huyện xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

2.4. Phối hợp, hỗ trợ các nội dung hướng dẫn chuyên ngành để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục vận động hộ dân, doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp không xả rác ra đường và kênh rạch, thải rác đúng nơi quy định, thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

2.5. Đôn đốc và giám sát Ủy ban nhân dân quận - huyện triển khai hiệu quả Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận - huyện và cuộc vận động “Không xả rác ra đường và kênh rạch”.

3. Sở Thông tin và Truyền thông:

3.1. Gắn với đề án Đô thị thông minh, hỗ trợ Ủy ban nhân dân quận - huyện triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý nhanh, hiệu quả ý kiến của người dân qua tin nhắn, chụp hình, thư điện tử và điện thoại về tình trạng xả rác ra đường và kênh rạch ở các phường xã.

3.2. Tăng cường vai trò cơ quan truyền thông, báo chí trong đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi ra đường và kênh rạch; phê phán các hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức và biểu dương các điển hình khu phố, ấp, phường, xã và quận - huyện trong việc tham gia cuộc vận động “Không xả rác ra đường và kênh rạch”.

4. Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận - huyện triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức bán lẻ giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy.

5. Công an thành phố:

Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng theo quy định pháp luật (như thải bỏ rác bừa bãi ra đường, kênh rạch, khu vực công cộng...).

6. Sở Nội vụ:

Gắn việc thực hiện cuộc vận động “Không xả rác ra đường và kênh rạch” vào tiêu chí, tiêu chuẩn thi đua khen thưởng, đề xuất hình thức khen thưởng phù hợp đối với cá nhân và tập thể thực hiện tốt cuộc vận động.

Trần Phát