Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6058/QĐ-UBND về công nhận sản phẩm; nhóm sản phẩm; hàng hóa, dịch vụ của 29 doanh nghiệp đạt “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6046/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6048/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6045/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 02 thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6043/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được tái cấu trúc theo các tiêu chí | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6042/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6041/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6040/QĐ-UBND về việc phê duyệt 06 quy trình nội bộ tái cấu trúc giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực vực Y tế dự phòng, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Dược phẩm, Tài chính y tế thuộc phạm vi quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6039/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi tiếp nhận của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6038/QĐ-UBND về việc phê duyệt 24 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính |

Kế hoạch phát triển nghề luật sư đến năm 2020

Ngày 17/10/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5662/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch phát triển nghề luật sư đến năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

I. Giai đoạn 2013 – 2015

1. Triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư; đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế và chính sách về luật sư và hành nghề luật sư

- Triển khai, thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đề xuất, kiến nghị giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (nếu có).

- Nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật tố tụng có liên quan đến vị trí, vai trò của luật sư, tổ chức và hoạt động của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp, đặc biệt là cải cách mô hình cơ quan tố tụng, quy trình tố tụng; kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng có liên quan đến quy trình, thủ tục tham gia tố tụng, vị trí, vai trò hoạt động hành nghề của luật sư.

2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội

- Triển khai, thực hiện các hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo Hệ tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội; khuyến khích việc sử dụng luật sư trong các hoạt động tham gia tố tụng, dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư trong các giao dịch, dự án, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức …

3. Nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư

- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ luật sư trên địa bàn thành phố.

- Giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự trong việc thực hiện Quy chế tập sự hành nghề luật sư.

- Triển khai thực hiện bồi dưỡng bắt buộc đối với luật sư theo quy định.

- Xây dựng Kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề, đạo đức ứng xử nghề  nghiệp luật sư; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm pháp luật. Bảo đảm đến năm 2015 có ít nhất 30% số lượng luật sư là thành viên Đoàn Luật sư Thành phố được bồi dưỡng thường xuyên.

4. Phát triển tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố

- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tọa đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư cho các luật sư trên địa bàn thành phố nhằm hỗ trợ cho các luật sư kiến thức về tổ chức quản lý hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, phục vụ cho việc phát triển quy mô, cũng như chuyên nghiệp hóa đối với các tổ chức hành nghề luật sư.

- Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nhằm phát triển tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội về dịch vụ pháp lý, phát triển tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2015, trên địa bàn Thành phố có ít nhất 02 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 50 đến 100 luật sư/01 tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

5. Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố

- Tập hợp các luật sư hoạt động chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nhóm, câu lạc bộ của các luật sư này để giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thực hiện các hoạt động phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế.

- Xây dựng Kế hoạch và thực hiện tập huấn kiến thức pháp luật chuyên sâu về thương mại quốc tế cho các đối tượng là luật sư phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các luật sư tham gia vào các chương trình đào tạo theo Đề án của Chính phủ, cũng như chính sách thu hút các luật sư được cử đi đào tạo theo Đề án của Chính phủ hoặc tự đào tạo ở nước ngoài tham gia hành nghề tại thành phố Hồ Chí Minh và có cơ chế sử dụng hiệu quả đội ngũ luật sư này. Phấn đấu đến năm 2015, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ít nhất 15 luật sư hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

6. Phát triển hoạt động hành nghề luật sư; phát huy vai trò của luật sư trong đổi mới hoạt động tố tụng, góp phần đẩy mạnh Cải cách tư pháp

- Xây dựng Kế hoạch và thực hiện tăng cường sự tham gia của luật sư vào các dự án công.

- Xây dựng Kế hoạch và thực hiện tăng cường sự tham gia của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của luật sư trong các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố, bảo đảm các luật sư tham gia đầy đủ, có chất lượng các vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 20% các vụ án hình sự do Tòa án xét xử trên địa bàn thành phố có luật sư tham gia.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích và huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật liên quan đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

7. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao chế độ tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư

- Triển khai, thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Triển khai hoạt động cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động liên quan đến luật sư và tổ chức hành nghề luật sư theo hướng tinh giản hóa các thủ tục, đáp ứng được yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước đối với luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

- Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tự quản của Đoàn Luật sư, tăng cường công tác giám sát luật sư, hoạt động hành nghề luật sư, xử lý kỷ luật và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng trong Đoàn Luật sư thành phố.

II. Giai đoạn 2016 – 2020

1. Triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư; đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện thể chế và chính sách về luật sư và hành nghề luật sư

- Tổng kết 10 năm thi hành Luật Luật sư năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012, đề xuất kiến nghị những giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế về luật sư và hành nghề luật sư.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến luật sư và hành nghề luật sư.

2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội

- Tiếp tục thực hiện các hoạt động tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo Hệ tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội.

3. Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư

- Xây dựng Kế hoạch và thực hiện phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn thành phố có khoảng 7.000 luật sư.

- Tiếp tục công tác giám sát người tập sự hành nghề luật sư, luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự trong việc thực hiện Quy chế tập sự hành nghề luật sư.

- Tiếp tục thực hiện bồi dưỡng bắt buộc; thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề, đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư. Bảo đảm đến năm 2020, 100% luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố được bồi dưỡng thường xuyên.

4. Phát triển tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố

- Tiếp tục triển khai tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tọa đàm, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư cho các luật sư thuộc Đoàn Luật sư thành phố.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp nhằm phát triển tổ chức hành nghề luật sư. Phấn đấu đến năm 2020, phát triển được trên địa bàn thành phố khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 50 đến 100 luật sư/01 tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, trong đó, có ít nhất 04 tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam có thương hiệu, uy tín trong khu vực và thế giới.

5. Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố

- Tiếp tục củng cố và phát triển những nhóm, câu lạc bộ các luật sư hoạt động chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. 

- Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật chuyên sâu về thương mại quốc tế cho các đối tượng là luật sư phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế.

- Triển khai, thực hiện chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ luật sư được cử đi đào tạo theo Đề án của Chính phủ hoặc tự đào tạo ở nước ngoài về hành nghề tại thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có trên 50 luật sư hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

6. Phát triển hoạt động hành nghề luật sư; phát huy vai trò của luật sư trong đổi mới hoạt động tố tụng, góp phần đẩy mạnh Cải cách tư pháp

- Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư trong các giao dịch, dự án, hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức … bảo đảm đến năm 2020 có trên 50% số lượng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư.  

- Tiếp tục triển khai, thực hiện Kế hoạch tăng cường sự tham gia của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý.

- Triển khai, thực hiện cơ chế khuyến khích sự tham gia của luật sư trong các vụ án hình sự trên địa bàn Thành phố. Phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% các vụ án hình sự do Tòa án xét xử trên địa bàn thành phố có luật sư tham gia.

- Triển khai thực hiện cơ chế khuyến khích và huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật nói chung và chính sách, pháp luật liên quan đến cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

7. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý về luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao chế độ tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư

- Tiếp tục triển khai, thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư trên địa bàn thành phố.

- Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về tổ chức và hoạt động luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư tại Thành phố.

- Nghiên cứu, đề xuất việc triển khai hoạt động cấp Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư qua mạng internet.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tự quản của Đoàn Luật sư, tăng cường công tác giám sát luật sư, hoạt động hành nghề luật sư, xử lý kỷ luật và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng trong Đoàn Luật sư thành phố.

 

Nguyên Ngân