Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 250/QĐ-UBND về việc công bố 01 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 248/QĐ-UBND về phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (2021-2025) của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBND về công nhận Quận 1 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về công nhận Quận 6 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ Tài Năng Lương Văn Can. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công bố 06 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào đạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 225/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 220/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng. |

Hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngày 28/4/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ban hành Hướng dẫn thực hiện quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như sau:

1. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị; có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hội nông dân huyện hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng.

b) Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:

- Giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội;

- Sản phẩm nông lâm thủy sản có giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc quốc gia (VietGAP).

c) Công nghệ được ứng dụng là các công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng; công nghệ tự động hóa, bán tự động; công nghệ thông tin, viễn thám, thân thiện môi trường. Công nghệ có thể được ứng dụng ở quy mô nông hộ hoặc ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động.

d) Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng chiếm trên 80%, có điều kiện tự nhiên tương đối đồng nhất, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, thủy lợi, điện, nước tương đối hoàn chỉnh và thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương.

e) Đối tượng sản xuất và quy mô vùng theo đặc điểm nông nghiệp đô thị:

- Sản xuất hoa: diện tích canh tác tối thiểu là 20 ha; giá trị sản xuất tối thiểu 1.400.000.000 đồng/ha/năm;

- Sản xuất rau: diện tích canh tác tối thiểu là 50 ha; giá trị sản xuất tối thiểu phải đạt 900.000.000 đồng/ha/năm;

- Bò sữa: Quy mô từ 15 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi bò sữa trong vùng tối thiểu là 10.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi bò sữa tối thiểu đạt 900.000.000 đồng/năm/hộ;

- Bò thịt: Quy mô từ 10 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi bò thịt trong vùng tối thiểu 10.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi bò thịt tối thiểu đạt 500.000.000 đồng/năm/hộ;

- Heo thịt: Quy mô từ 100 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi. Chăn nuôi heo thịt trong vùng tối thiểu là 40.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi heo tối thiểu đạt 1.500.000.000 đồng/năm/hộ;

- Heo nái: Quy mô từ 50 con/hộ trở lên và chiếm trên 50% số hộ nuôi heo nái. Chăn nuôi heo nái trong vùng tối thiểu là 2.000 con/năm. Giá trị chăn nuôi heo nái tối thiểu đạt 2.200.000.000 đồng/năm/hộ;

- Thủy sản: Diện tích sản xuất giống thủy sản (tôm, cá, nhuyễn thể) tối thiếu là 10 ha, trong đó, quy mô diện tích nuôi của các hộ từ 2.000 m2 trở lên.

Diện tích nuôi thương phẩm thủy sản các loại (tôm, cá, nhuyễn thể) tối thiếu là 100 ha, trong đó, quy mô diện tích của các hộ từ 3.000 m2 trở lên. Giá trị sản xuất bình quân đạt 1.200.000.000 đồng/ha/năm.

2. Thẩm quyền công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

3. Trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Tổ chức đầu mối của vùng lập hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gửi trực tiếp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 05 bộ hồ sơ, trong đó 01 bộ hồ sơ gốc, 04 bộ hồ sơ (bản sao) và 01 file mềm. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Bản thuyết minh vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điu 2 Quyết định này.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đầu mối đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tính hp lệ của hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo.

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hợp lệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định và ban hành quyết định công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trường hợp từ chối công nhận thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đề nghị công nhận. 

Tùng Khang