Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3876/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên Địa ốc Sài Gòn Nam Đô chuyển mục đích sử dụng đất | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Tổ chức Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3869/QĐ-UBND về việc thay đổi nhân sự Hội đồng xếp loại doanh nghiệp nhà nước và đánh giá kết quả hoạt động của người quản lý doanh nghiệp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3865/QĐ-UBND về công nhận 72 sáng kiến và 05 đề tài nghiên cứu khoa học các sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3850/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 04 thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Nội vụ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3849/QĐ-UBND về việc công bố 03 danh mục thủ tục hành chính được phân cấp theo quy định | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3831/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3829/QĐ-UBND về phê duyệt danh mục biệt thự cũ trên địa bàn Thành phố đã được phân loại (Đợt 14) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3828/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng 04 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3823/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 |

Chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020

Ngày 04/07/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 3479/QĐ-UBND về chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020, cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Xây dựng chương trình hành động cụ thể cho việc triển khai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Thành ủy về quán triệt và triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Quyết định số 6252/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 2929/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt “Chương trình phát triển công nghệ thông tin – truyền thông giai đoạn 2016 – 2020”, cụ thể:

-   Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đảm bảo chất lượng, đồng bộ, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao.

-   Chính sách dành cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, thống nhất, được áp dụng nhất quán và minh bạch.

-   Đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, phát huy mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ các nguồn lực ngoài nước cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

II. MỤC TIÊU

Phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp cả về số lượng và đảm bảo đáp ứng các chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin quốc tế. Ưu tiên tập trung đào tạo kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức và nghiệp vụ cho cán bộ công chức chuyên trách về công nghệ  thông tin của sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

-   Tạo cầu nối để doanh nghiệp và trường học có các đặt hàng đáp ứng nhân lực cho doanh nghiệp công nghệ thông tin, đảm bảo khi sinh viên kết thúc khóa học đáp ứng với công việc.

-   Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp ngành công nghiệp vi mạch, điện tử và hỗ trợ khởi nghiệp cho lưu học sinh sau khi về nước, các kỹ sư mới ra trường ngành vi mạch, điện tử.

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ

1. Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

a) Nội dung:

- Tổ chức khảo sát, tổng hợp các rào cản, những điểm bất hợp lý, các chính sách, cơ chế lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó nghiên cứu và đề xuất các chính sách ưu đãi cho việc đào tạo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin để thành phố, các bộ, ngành và Chính phủ xem xét, giải quyết.

- Mở rộng và đề xuất triển khai nhiều hình thức tuyên truyền về ngành công nghệ thông tin.

- Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài tham gia đầu tư, giảng dạy, đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng bước chuẩn hóa chức năng nhiệm vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các đơn vị.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Đơn vị phối hợp: các sở, ngành, quận, huyện, Học viện Cán bộ thành phố, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Hội Tin học thành phố (HCA), Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn thành phố (HSIA), Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA) - Chi hội phía Nam, Trường Trung cấp Thông tin - Truyền thông và các doanh nghiệp.

d) Kinh phí: từ nguồn sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông hàng năm.

2. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước

a) Nội dung:

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về quản trị mạng, bảo mật mạng, an toàn và an ninh thông tin cho đội ngũ chuyên viên phụ trách quản lý mạng công nghệ thông tin của sở, ban ngành, quận huyện.

- Tổ chức đào tạo các chương trình tin học nâng cao (điện toán đám mây, an toàn thông tin, quản trị mạng…) cho các cán bộ, chuyên viên quản lý nhà nước.

- Tổ chức đào tạo các kỹ năng xử lý thông tin trên mạng internet, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội theo nhu cầu của các sở, ngành, quận,  huyện, phường, xã, thị trấn.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Trường Trung cấp Thông tin - Truyền thông, các sở, ban, ngành, quận huyện, các đơn vị đào tạo khác có liên quan.

d) Đối tượng đào tạo: cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành khác có nhu cầu.

e) Số lượng đào tạo hàng năm: 200 người/năm.

f) Kinh phí: 2.000.000.000 đồng/năm, chi từ nguồn sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông hàng năm.

3. Chương trình đào tạo chuyên sâu công nghệ thông tin

a) Nội dung:

- Đào tạo các chương trình chuyên sâu theo chuẩn quốc tế về quản trị mạng; xây dựng kiến trúc giải pháp phần mềm và cơ sở hạ tầng; quản lý hệ thống, khả năng lập kế hoạch, thiết kế, triển khai cơ sở hạ tầng tin học (email-thư điện tử, firewall-tường lửa, database - cơ sở dữ liệu,…); khả năng xây dựng, triển khai, phát hiện và giải quyết các sự cố; an toàn thông tin, an ninh mạng; ứng dụng trên nền di động, dịch vụ xử lý dữ liệu,… (như CCNA, CCDA, CCNP, CCDP, CCSP, CCIP, CCVP và CCIE, MCA, MCITP, MCPD, MCTS, MCSE, MCSA, MCSD, MCP, …).

-             Đào tạo thiết kế và sản xuất vi mạch bán dẫn theo Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020.

- Tổ chức đào tạo, triển khai các bộ tiêu chuẩn an toàn thông tin liên quan đến quản lý an toàn thông tin (bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 2700x); đánh giá an toàn thông tin (bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 15408:2009, bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 18045:2008, bộ tiêu chuẩn ISO/IEC TR19791:2010, bộ tiêu chuẩn ISO/IEC TR 15443:2012); triển khai hệ thống Quản lý an ninh an toàn thông tin (Information Security Management System - ISMS) theo chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Đơn vị phối hợp: Khu Công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hội Tin học thành phố (HCA), Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn thành phố (HSIA), Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) – Chi hội phía Nam, các Viện nghiên cứu.

d) Đối tượng đào tạo: cán bộ, công chức đảm trách công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính, các cơ quan báo chí thuộc thành phố quản lý; nhân sự tại các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

e) Số lượng đào tạo hàng năm: 50-70 người/năm.

f) Kinh phí để hỗ trợ các đơn vị thực hiện: 2.000.000.000 đồng/năm, từ nguồn sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông hàng năm; nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp (có sự hỗ trợ một phần của thành phố).

4. Chương trình hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp các doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông

a) Nội dung:

- Đào tạo doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư phát triển IoT (IoT developer);

- Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông, ưu tiên lĩnh vực IoT.

- Hỗ trợ các nhóm, doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh hiệu quả trong huy động vốn; bổ sung kiến thức cơ bản trong kinh doanh và hội nhập quốc tế.

- Tạo cầu nối để sinh viên tham gia thực tập tại doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm thực tế.

- Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, thực tập, tham gia các dự án khởi nghiệp theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

- Ưu tiên xây dựng các phòng thí nghiệm, trang bị trang thiết bị ở mức cơ bản hỗ trợ hoạt động các viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp có môi trường nghiên cứu, ứng dụng và thương mại hóa công nghệ.

b) Chủ trì: Khu Công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ITP) (là thành viên của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung).

c) Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Hội Tin học thành phố (HCA), Trường Trung cấp Thông tin - Truyền thông và các doanh nghiệp.

d) Đối tượng đào tạo: nhân sự các doanh nghiệp công nghệ thông tin, vi mạch bán dẫn đang hoạt động trong Công viên phần mềm Quang Trung, và thành viên Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung.

e) Kinh phí: 2.000.000.000 đồng/năm, từ nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp và có sự hỗ trợ của thành phố từ nguồn sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông hàng năm.

5. Chương trình đào tạo lãnh đạo Công nghệ thông tin (CIO) và lãnh đạo an toàn thông tin (CSO)

a) Nội dung:

- Đào tạo, tăng cường năng lực và hiểu biết về: Xây dựng chính sách, lập kế hoạch chiến lược, quản lý dựa trên kết quả và hiệu quả, cải tiến quy trình, quản lý vốn và đầu tư, kiến trúc và cơ sở hạ tầng, quản trị dự án, đánh giá công nghệ, an toàn thông tin, chính phủ điện tử, lãnh đạo, mua sắm; Kỹ năng xây dựng, quản trị và triển khai các dự án Công nghệ thông tin trong chiến lược tổng thể phát triển Công nghệ thông tin; Phong cách lãnh đạo, quản lý thay đổi thách thức, kỹ năng lãnh đạo.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao về an ninh thông tin và các biện pháp bảo vệ thông tin và chuẩn hóa; Khó khăn, thách thức và các giải pháp trong quản lý dự án Công nghệ thông tin;

- Thường xuyên tổ chức đào tạo về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin.

- Tổ chức gặp mặt thường xuyên các cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ thông tin nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm; Cập nhật xu thế công nghệ và cơ hội lựa chọn trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Tạo điều kiện cho các CIO, CSO tham gia đóng góp ý kiến hoặc triển khai thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố.

- Xây dựng kênh thông tin về lãnh đạo công nghệ thông tin của thành phố.

b) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành, quận, huyện, các đơn vị đào tạo, doanh nghiệp.

e) Đối tượng đào tạo: lãnh đạo được giao nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp công nghệ thông tin tại các đơn vị hành chính; lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

f) Số lượng đào tạo: 30-50 người/năm.

g) Kinh phí: 1.500.000.000 đồng/năm, chi từ nguồn sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông hàng năm.

Trần Phát