Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4245/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4396/QĐ-UBND về chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4393/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4381/QĐ-UBND về thu hồi và hủy bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4380/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4372/QĐ-UBND về việc phê duyệt 10 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4369/QĐ-UBND về thay đổi, bổ sung thành viên Ban Điều hành và Tổ Giúp việc Ban Điều hành Hệ thống Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4363/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ Vì Biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4362/QĐ-UBND về thành lập Trung tâm Quản lý Phố đi bộ và Công viên trên địa bàn Quận 1 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4358/QĐ-UBND về giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Thực hiện thí điểm cải thiện giao thông, cải tạo không gian đường phố trên đường Thái Văn Lung |

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020

Ngày 08/05/2017, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2183/QĐ-UBND về thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nhận thức chính trị, bồi dưỡng lòng yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp các ngành kinh tế trọng yếu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng. Xây dựng đội ngũ doanh nhân, nhà quản lý doanh nghiệp có trình độ quốc tế, có năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp thích ứng với môi trường liên kết và hợp tác toàn cầu.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khoảng 650 lớp các loại với khoảng trên 30.000 lượt học viên tham gia, cụ thể:

- Lớp khởi sự doanh nghiệp: 250 lớp với khoảng 12.500 lượt học viên.

- Lớp quản trị doanh nghiệp: 250 lớp với khoảng 12.500 lượt học viên.

- Lớp đào tạo chuyên ngành: 150 lớp với khoảng 5.000 lượt học viên.

(Đính kèm Kế hoạch đào tạo chi tiết theo từng năm tại Phụ lục 1)

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng thuộc Chương trình bao gồm:

- Cán bộ quản lý các tổng công ty, công ty trực thuộc.

- Đội ngũ nhân sự quản lý cao cấp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố.

- Đội ngũ doanh nhân trong các doanh nghiệp cổ phần hóa vừa có năng lực chuyên môn, vừa có lý luận chính trị khi được cử làm người đại diện vốn của nhà nước.

III. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO

1. Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng

Phạm vi đào tạo gồm: đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và đào tạo theo chuyên ngành.

2. Nội dung đào tạo

Nội dung đào tạo được xây dựng dựa trên các chuyên đề chính quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hình thực đào tạo mở rộng quy định tại Quyết định số 6252/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

(Đính kèm Chương trình mẫu nội dung đào tạo cụ thể tại Phụ lục 2)

2.1. Về đào tạo khởi sự doanh nghiệp

a) Tập trung đào tạo nhóm đối tượng trẻ để phát huy khả năng sáng tạo trong khởi sự doanh nghiệp.

b) Đào tạo những kỹ năng cần thiết cho quá trình khởi sự doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế như: Đánh giá ý tưởng, sản phẩm, phương pháp nghiên cứu thị trường, hoàn thiện sản phẩm; lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh; bồi dưỡng năng lực cạnh tranh toàn cầu; cung cấp thông tin cần thiết về luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định về thành lập và hoạt động doanh nghiệp; các vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội nhằm hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân trẻ tài năng, làm giàu và phát triển bền vững doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong chuỗi chương trình khởi sự doanh nghiệp, bổ sung các nội dung đào tạo dành riêng cho đối tượng cơ sở sản xuất nhỏ, các mô hình kinh doanh cá thể, hộ gia đình, mô hình phát huy ngành nghề truyền thống, nông nghiệp… để phát triển lên mô hình doanh nghiệp trẻ tại các khu vực ngoại thành để gia tăng năng lực cạnh tranh, năng lực sáng tạo trong tư duy làm kinh tế cho các đối tượng trẻ.

c) Các chương trình đào tạo khởi sự doanh nghiệp sẽ gắn với thực tế việc đánh giá, phát hiện những ý tưởng, mô hình kinh doanh hiệu quả để hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, kết nối, trợ giúp về vốn ưu đãi, vốn đầu tư, tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các nhà sáng lập doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đột phá, sáng tạo, khả thi.

2.2. Về đào tạo quản trị doanh nghiệp

Tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; tăng cường năng lực quản lý nhân sự; đào tạo cho nhân viên các doanh nghiệp về các kiến thức cụ thể như: kế toán, nhân sự, marketing…; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp và dân dụng; đào tạo áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, pháp chế tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; đào tạo Quản trị viên tài sản trí tuệ và các chuyên đề mở rộng; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế chế tạo và chuyển giao công nghệ, thiết bị mới.

2.3. Về các chương trình đào tạo theo chuyên ngành

a) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: trong đó tập trung hỗ trợ về phương pháp thiết kế, phần mềm thiết kế, công nghệ chế tạo, thiết bị gia công công nghệ cao, thiết bị tự động hóa,... và các vấn đề kỹ thuật khác cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng.

b) Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin khoa học và công nghệ. Đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng kinh doanh, xuất nhập khẩu thông qua các hình thức huấn luyện, hội thảo, trong đó các doanh nghiệp được cung cấp và cập nhật kiến thức, thông tin về các thị trường xuất khẩu mới, kỹ năng thâm nhập thị trường, các kỹ năng cần thiết cho hoạt động xuất nhập khẩu, kiến thức về pháp luật, nâng cao nghiệp vụ hải quan, lý thuyết cơ bản về công tác xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, thực hành các quy trình xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp,... Chú trọng nâng cao kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tìm kiếm thông tin thị trường, thâm nhập thị trường.

c) Triển khai các chương trình đào tạo giám đốc điều hành theo chuẩn quốc tế (có thể hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hoặc các trường đại học, cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài).

2.4. Đào tạo mở rộng

a) Tăng cường giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước:

- Tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo quốc tế; mời các chuyên gia, doanh nhân, giảng viên nước ngoài nổi tiếng, có kinh nghiệm và uy tín để trao đổi, chia sẻ kiến thức; tạo mối liên kết và hệ thống nhằm hỗ trợ và phát triển lực lượng doanh nghiệp Thành phố hội nhập quốc tế nhanh và bền vững.

- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm khởi sự và quản trị doanh nghiệp nhằm xây dựng mạng lưới thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức, doanh nghiệp và các nhà quản lý; tạo cơ hội cho học viên, người tham gia có cơ hội trình bày ý kiến và tạo dựng mạng lưới hoạt động, chia sẻ nguồn lực, kiến thức theo từng nhóm ngành, lĩnh vực.

b) Hợp tác, liên kết đào tạo dài hạn:

Ngoài các chương trình đào tạo ngắn hạn, các đơn vị đào tạo liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong và ngoài nước tổ chức các chương trình đào tạo dài hạn trình độ cử nhân, thạc sĩ về quản trị kinh doanh theo hướng tiên tiến, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế cho đội ngũ doanh nhân Thành phố. 

Trần Phát