Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020

Ngày 26/02/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 766/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể như sau:

1. Cơ sở xây dựng chương trình:

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 - 2020;

- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 5345/QĐ-BNN-TCLN ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1938/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014-2020”;

- Quyết định số 815/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

2. Mục tiêu, giải pháp, phạm vi và đối tượng thực hiện:

2.1. Quan điểm

- Công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, nòng cốt là lực lượng Kiểm lâm, phát huy sức mạnh của cộng động nơi có rừng.

- Đảm bảo có được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội trong quản lý bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn các hệ sinh thái rừng của địa phương và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân tham gia giữ rừng.

- Tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là lực lượng chuyên ngành, chuyên trách để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

- Tiếp tục nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng trong cộng đồng và trường học, góp phần xây dựng thành phố là đô thị sinh thái.

2.2 Mục tiêu

- Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất đã được quy hoạch cho lâm nghiệp để bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, trồng rừng mới, nâng cấp rừng trồng, khoanh nuôi phục hồi làm giàu rừng.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm, các ngành chức năng liên quan và toàn thể cộng đồng trong công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng tận gốc.

- Tiếp tục thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chỗ. Địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng, lấy Phòng cháy rừng là chính, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương có hiệu quả và bảo đảm an toàn về người và phương tiện. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy cho lực lượng Kiểm lâm, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Quân đội và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, lực lượng xung kích của địa phương để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

2.3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020

- Nâng diện tích, độ che phủ và chất lượng các hệ sinh thái rừng đặc trưng của thành phố, thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống cháy rừng, nâng cao năng lực ứng phó với cháy rừng ở các cấp.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chế độ, thể lệ, quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là lực lượng chuyên trách để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy các cấp, ưu tiên xây dựng lực lượng chữa cháy rừng đủ mạnh để ứng phó với cháy rừng và cây phân tán trên địa bàn;

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động trong cộng đồng tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

2.4. Giải pháp

- Giải pháp về quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

+ Tăng cường quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

+ Đẩy mạnh quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng:

+ Kiện toàn tổ chức nâng cao hiệu quả trong chỉ huy, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng;

+ Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng và cây phân tán:

- Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, vận động quần chúng tham gia bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Giải pháp nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật.

- Nghiên cứu áp dụng cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng 

Quỳnh Như