Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6173/QĐ-UBND về bãi bỏ Điều 2 Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6166/QĐ-UBND về xếp hạng III cho Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6162/QĐ-UBND về giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6161/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Hóc Môn. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6160/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6159/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6157/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 4. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6158/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 4. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6155/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 6154/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 10. |

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến năm 2025

Ngày 05/07/2019, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2869/QĐ-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2019 đến năm 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực cung ứng, đầu tư phát triển chất lượng nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nâng cao khả năng liên kết của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, sử dụng hiệu quả quỹ đất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

Trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, thành phố tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tỷ lệ nội địa hóa của 04 ngành công nghiệp trọng yếu và 02 ngành công nghiệp truyền thống: đến năm 2020, tăng bình quân 3% - 5% (trong đó: ngành cơ khí tăng 5%; ngành Điện tử - Công nghệ thông tin tăng 2%; ngành Cao su - Nhựa tăng 5%; ngành Chế biến Lương thực thực phẩm tăng 2%; ngành Dệt may tăng 5%; ngành Da giày là 5%) và đến năm 2025, tăng bình quân 7% - 9% (trong đó: ngành cơ khí tăng 10%; ngành Điện tử - Công nghệ thông tin tăng 5%; ngành Cao su - Nhựa tăng 10%; ngành Chế biến Lương thực thực phẩm tăng 4%; ngành Dệt may tăng 10%; ngành Da giày tăng 10%).

Hình thành và đi vào hoạt động 02 (hai) phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố để tiếp nhận các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc 04 ngành công nghiệp trọng yếu và 02 ngành công nghiệp truyền thống.

Xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ, tạo cầu nối gắn kết doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố.

- Mở rộng và nâng cấp trung tâm trưng bày và giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của thành phố mang tầm khu vực, đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường cho doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG

1. Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đầu tư phát triển, mở rộng thị trường; kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

1.1. Mục tiêu

- Xúc tiến và hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng cường liên kết vùng về công nghiệp hỗ trợ.

- Kết nối, giới thiệu doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố (dự kiến 10 doanh nghiệp/năm) tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; kết nối trực tiếp cung cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ giữa các doanh nghiệp.

- Tổ chức triển lãm về công nghiệp hỗ trợ định kỳ hàng năm. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các triển lãm quốc tế liên quan.

1.2. Các hoạt động chính

a) Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố;

b) Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

c) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ;

d) Xây dựng, tham mưu ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thông qua Chương trình kích cầu đầu tư của thành phố;

đ) Tổ chức hội chợ, triển lãm trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thành phố;

e) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công nghiệp hỗ trợ thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng;

f) Định kỳ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu cấp thành phố; hỗ trợ quảng bá doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận tại Chương trình bình chọn;  

g) Xây dựng và tổ chức chương trình xúc tiến nước ngoài nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố và doanh nghiệp các nước tiếp xúc, tìm hiểu kinh doanh và đầu tư;

h) Tổ chức kết nối cung cầu sản phẩm giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố và doanh nghiệp các địa phương; doanh nghiệp đầu cuối trong nước và nước ngoài;

i) Phát triển công nghiệp vi mạch, tạo điều kiện để thành phố bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xây dựng đô thị thông minh.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất

2.1. Mục tiêu: Hỗ trợ mỗi năm 10 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị và cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cung ứng và khả năng đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế.

2.2. Các hoạt động chính

a) Khảo sát, đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp.

b) Lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực, thực hiện liên doanh, liên kết để tiếp nhận chuyển giao và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm sử dụng tối ưu các máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn về công nghệ và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của của tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hướng tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu;

c) Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật về quản trị, sản xuất, công nghệ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tận dụng cơ hội và tiếp thu thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

d) Hình thành mạng lưới tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thông qua hoạt động tư vấn về ứng dụng chuyển giao, phát triển công nghệ, các hệ thống quản trị sản xuất phù hợp theo nhu cầu của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ oanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố.

đ) Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố;

e) Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản phẩm công nghệ cao.

3. Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

3.1. Mục tiêu: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (dự kiến 50 - 100 lượt/năm); tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước với doanh nghiệp.

3.2. Các hoạt động chính

a) Điều tra, khảo sát, xây dựng hệ thống thông tin nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp theo các cấp trình độ, ngành nghề;

b) Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản trị, năng suất sản xuất và quản trị chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; 

c) Triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng nghề cho công nhân; gắn kết các Hội ngành nghề, doanh nghiệp với các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm đào tạo trong và ngoài nước với doanh nghiệp;

d) Thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn, hỗ trợ công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực quản lý, quản trị sản xuất, đội ngũ kỹ thuật, công nghệ.

4. Hỗ trợ giải quyết nhu cầu về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

4.1. Mục tiêu

- Giới thiệu, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mặt bằng sản xuất tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố;

- Quy hoạch và hoàn thành xây dựng 02 phân khu công nghiệp hỗ trợ trong các khu công nghiệp hoặc 01 khu công nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

4.2. Các hoạt động chính

a) Tiếp nhận và tổng hợp nhu cầu về mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tổ chức các buổi tiếp xúc, giới thiệu và kết nối giữa doanh nghiệp có nhu cầu về mặt bằng sản xuất với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp;

b) Xây dựng chuyên mục và phổ biến thông tin về quỹ đất, nhà xưởng cho thuê, giá thuê để doanh nghiệp tham khảo;  

c) Thành lập các phân khu công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp hoặc khu công nghiệp công nghiệp hỗ trợ; khai thác hiệu quả mô hình nhà xưởng cao tầng.

5. Xây dựng và vận hành Cổng thông tin công nghiệp hỗ trợ thành phố

5.1. Mục tiêu: Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng cường liên kết cũng như nâng cao khả năng quảng bá giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2. Các hoạt động chính

a) Khảo sát, thu thập thông tin và hình thành cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chính sách liên quan;

b) Điều tra, đánh giá tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố;

c) Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

d) Xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về công nghiệp hỗ trợ;

đ) Duy trì và vận hành Cổng thông tin công nghiệp hỗ trợ;

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5792/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Trần Phát