Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1217/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 353 đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1217/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 353 đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1215/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 391 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 116 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng hẻm 98 đường số 17, phường Tân Thuận Tây, Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1212/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố về mức thu nhập chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu thu hút. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1210/QĐ-UBND về phê duyệt “Phương án phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1208/QĐ-UBND về việc giải thể Hiệp hội Xuất nhập khẩu, hợp tác và đầu tư (Infotra) Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1202/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, phê duyệt điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1196/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. |

Chỉ thị về đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngày 17/9/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 26/2014/CT-UBND về việc tăng cường các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

1. Sở Y tế

 a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

 b) Đầu mối hoạt động truyền thông, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm trên các phương tiện truyền thông.

c) Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy chế phối hợp liên ngành nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

 d) Xây dựng kế hoạch chi tiết trình Ủy ban nhân dân Thành phố về bộ máy nhân sự theo Quyết định số 1865/QĐ-UBND  ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (về an toàn thực phẩm).

đ) đ) Chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm các ngành khác; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với nông sản, thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

e) Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; đầu mối triển khai Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 đến 2015.

g) Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp trong việc triển khai hệ thống tự kiểm tra tại các bếp ăn tập thể.

h) Tăng cường công tác lấy mẫu giám sát để có những thông tin cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời về an toàn thực phẩm.

i) Thiết lập và vận hành hệ thống giám sát, cảnh báo, phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định.

k) Đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ, cơ chế quản lý cho các cơ sở sản xuất - chế biến - kinh doanh thực phẩm, đặc biệt chú trọng đến thức ăn đường phố; xây dựng tiêu chí về an toàn thực phẩm trong việc công nhận khu phố văn hóa, xã nông thôn mới, gia đình văn hóa; tham mưu cho Ủy ban nhân nhân Thành phố về việc bố trí ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn thực phẩm trên địa bàn.

l) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các bếp ăn tập thể, các cơ sở thực hiện hệ thống quản lý chất lượng; các cơ sở đầu tư cung cấp suất ăn tại các khu chế xuất, khu công nghiệp; phấn đấu đến hết năm 2015 mỗi khu chế xuất, khu công nghiệp phải có 01 (một) cơ sở cung cấp suất ăn đạt chuẩn tại chỗ.

m) Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức vận động 100% cơ sở có bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai hoạt động truyền thông thuộc lĩnh vực liên ngành và đẩy mạnh hoạt động truyền thông chuyên ngành trong lĩnh vực được phân công quản lý.

b) Xây dựng kế hoạch chi tiết trình Ủy ban nhân dân Thành phố về bộ máy nhân sự theo phân cấp; tổ chức huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan chức năng theo đúng quy định pháp luật.

c) Quản lý chặt chẽ về điều kiện sản xuất, nuôi trồng, khai thác nông lâm thủy sản. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Tiếp tục triển khai Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.                       

d) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các Tỉnh trong việc quản lý và kiểm soát nguồn gốc nông sản thực phẩm đưa về Thành phố.

đ) Đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ký kết với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong việc chỉ đạo phối hợp quản lý, kiểm soát các nguồn nông sản, thực phẩm cung ứng cho Thành phố Hồ Chí Minh.                   

e) Có giải pháp kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản, tồn dư kháng sinh, thuốc kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng. Chỉ đạo Chi cục Thú y Thành phố làm đầu mối phối hợp với các đơn vị Chi cục Quản lý thị trường, Công an Thành phố, Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và kinh doanh sản phẩm động vật.   

g) Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại đối với nông sản thực phẩm trong các khâu sơ chế, chế biến, bảo quản và kinh doanh nông sản thực phẩm trái cây tại các chợ đầu mối; kiểm soát chặt chẽ về điều kiện vệ sinh thú y, thủy sản đối với hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm động vật và thủy hải sản trên thị trường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

h) Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm, thủy hải sản theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức phối hợp liên ngành kiểm soát chặt chẽ các nguồn nông sản thực phẩm vào Thành phố.

i) Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho các quận, huyện trên địa bàn Thành phố theo phân cấp.

k) Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; phối hợp triển khai Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 đến 2015.

3. Sở Công Thương

a) Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai hoạt động truyền thông thuộc lĩnh vực liên ngành và đẩy mạnh hoạt động truyền thông chuyên ngành trong lĩnh vực được phân công quản lý.

b) Đẩy nhanh việc thực hiện Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015.

c) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng thương hiệu tại 03 chợ đầu mối.

d) Ban hành và chỉ đạo ban quản lý chợ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát tiểu thương thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của chợ; phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm việc kinh doanh, mua bán thực phẩm, bao bì nhãn hàng hóa không đúng quy định.

đ) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tập trung quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm.

e) Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nông sản, thực phẩm lưu thông trên thị trường nhằm kịp thời phát hiện, có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý nghiêm đối với kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

g) Phối hợp các Sở, ngành chức năng xây dựng đề án quản lý hóa chất, phụ gia để quản lý việc kinh doanh và sử dụng hóa chất, phụ gia theo quy định.

h) Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; tiếp tục phối hợp triển khai Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 đến 2015.

4. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp

a) Xây dựng hệ thống tự kiểm tra, nâng cao hiệu quả kiểm tra an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

 b) Phối hợp Sở Y tế vận động 100% cơ sở có bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất và khu công nghiệp ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

 c) Quy hoạch tất cả các khu chế xuất và khu công nghiệp đều có đất dịch vụ đảm bảo địa điểm bố trí cơ sở cung cấp suất ăn sẵn đạt chuẩn, các doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 suất ăn thì vận động thành lập bếp ăn tập thể tại chỗ.

d)  Vận động các doanh nghiệp nâng cao chất lượng suất ăn, tổ chức bếp ăn tập thể nhằm đảm bảo suất ăn được an toàn cho người lao động.

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về an toàn thực phẩm theo quy định.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Tổ chức, tham gia xây dựng và ban hành, hướng dẫn việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn.

b) Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến an toàn thực phẩm và các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản lý thuộc lĩnh vực được phân công.

 c) Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn đo lường, chất lượng tại các cơ sở thực phẩm.

 d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn theo quy định.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện hệ thống tự kiểm tra bếp ăn tập thể tại trường học. Chỉ đạo các trường học không được bán các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm và không rõ nguồn gốc xuất xứ.

b) Không để các cơ sở cung ứng dịch vụ ăn uống chưa có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cung cấp suất ăn cho các trường học.

c) Phối hợp với Sở Y tế đưa các nội dung truyền thông vào sinh hoạt Hội phụ huynh học sinh và trong sinh hoạt lớp.

7. Sở Nội vụ

Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm, Sở Nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt biên chế phù hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan tổng hợp tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp trụ sở; bổ sung trang thiết bị cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm.

9. Sở Tài chính

Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ban, ngành trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán hàng năm cho các các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm và Đề án chuỗi an toàn thực phẩm.

 10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ động phối hợp Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo các tổ chức công đoàn trực thuộc trong phối hợp công tác giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm cho người lao động.

11. Liên đoàn Lao động Thành phố

a) Phối hợp với các Công đoàn cơ sở thường xuyên kiểm tra, khảo sát chất lượng bữa ăn của người lao động để vận động doanh nghiệp tăng giá suất ăn phù hợp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn của người lao động trong các doanh nghiệp.

b) Phối hợp Sở Y tế xây dựng đề án khảo sát tình hình dinh dưỡng của các suất ăn phục vụ công nhân tại các bếp ăn tập thể thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp.

12. Sở Thông tin và Truyền thông

Có kế hoạch chỉ đạo cho các cơ quan truyền thông tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm với các hình thức phong phú, đa dạng; biểu dương các cơ sở thực hiện tốt an toàn thực phẩm và công khai các cơ sở sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định để người dân biết. 

13. Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố

Thường xuyên thực hiện các phóng sự về an toàn thực phẩm và dành thời lượng phát sóng thích hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm một cách sâu rộng.

14. Công an Thành phố

Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra về lĩnh vực ô nhiễm môi trường trong sản xuất, kinh doanh; biện pháp xử lý chất thải, nước thải. Hỗ trợ cho các cơ quan chuyên ngành theo yêu cầu trong công tác thanh, kiểm tra về an toàn thực phẩm. Tiếp nhận, điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng có dấu hiệu về tội phạm môi trường theo quy định của pháp luật.

15. Cục Hải quan Thành phố

a) Kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, chỉ được thông quan khi có giấy chứng nhận kiểm tra lô hàng đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Cung cấp kịp thời thông tin các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.

16. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

a) Triển khai công tác truyền thông trên nhiều kênh truyền thông đến người dân, các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn biết và thực hiện theo pháp luật.

b) Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo và giao Ban quản lý Chợ kiểm tra, giám sát không để hộ kinh doanh bán thực phẩm không đảm bảo an toàn trong chợ. Huy động hệ thống chính trị trong việc quản lý an toàn thực phẩm để nâng cao hiệu quả quản lý.

c) Xây dựng kế hoạch chấn chỉnh và biện pháp giải tỏa dứt điểm các chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường và khu vực xung quanh chợ. Đến cuối năm 2015, kiên quyết giải tỏa các chợ tự phát đang tồn tại trên địa bàn quản lý, đồng thời, phải thực hiện việc giải tán ngay các điểm họp chợ lấn chiếm lòng lề đường phát sinh mới.

d) Chỉ đạo, phối hợp quản lý chặt chẽ việc chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh gia cầm trên địa bàn quản lý. Tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã theo phân cấp.   

đ) Phát triển hệ thống tự kiểm tra tại các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, trường học trong phạm vi quản lý; tổ chức vận động 100% các cơ sở có bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

e) Phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý thức ăn đường phố: trong năm 2014, mỗi quận, huyện xây dựng các phường, xã điểm về an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố và xây dựng từ 1 đến 2 tuyến đường không có thức ăn đường phố, sau đó nhân rộng các năm tiếp theo để đảm bảo an toàn thực phẩm, mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông. Tập huấn và cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm miễn phí; có chế độ miễn, giảm chi phí khám sức khỏe cho đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai công tác quản lý thức ăn đường phố trên địa bàn.

g) Bố trí kinh phí trong việc thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.

h) Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp nếu có thay đổi về nhân sự; ban hành quy chế phối hợp trong việc quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.

17. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể Thành phố phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm cho các thành viên, đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tăng cường các hoạt động giám sát thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Vận động người dân tích  cực tố giác các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm.

 

Lam Điền