Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hòa giải viên lao động

Ngày 04/03/2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hòa giải viên lao động, cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Quy chế này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của hòa giải viên lao động đã được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm; thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; quy trình tác nghiệp hòa giải lao động, cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp lao động; kinh phí hoạt động của hòa giải viên lao động;

- Quy chế này áp dụng đối với hòa giải viên lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở Thành phố, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.

2. Phạm vi hoạt động của hòa giải viên lao động

- Hòa giải viên hoạt động tại địa phương nơi tự đăng ký hoặc được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn cấp huyện, Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất giới thiệu;

- Trường hợp cần thiết thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện đề nghị Chủ tịch Ủy ban  nhân dân quận, huyện khác trong Thành phố để cử hòa giải viên lao động hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động.

3. Yêu cầu đối với công tác hòa giải tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động

- Chấp hành các quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của hòa giải viên lao động và các quy định khác có liên quan về hòa giải tranh chấp lao động;

- Chấp hành quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động;

- Hòa giải viên lao động phấn đấu thực hiện số vụ hòa giải thành đạt trên 50% so với số vụ tham gia hòa giải.

4. Tiêu chuẩn của hòa giải viên lao động

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe và phm chất đạo đức tốt;

- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án;

- Am hiu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan;

- Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.

5. Quyền của hòa giải viên lao động

- Hòa giải viên lao động trong những ngày được cử để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp hợp đồng đào tạo nghề được hưởng chế độ bồi dưỡng như đối với Hội thẩm theo quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết dân sự; được thanh toán công tác phí trong những ngày thực hiện công tác hòa giải theo chế độ công tác phí hiện hành và được bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng họp, tài liệu, văn phòng phẩm,   thư ký theo phân công của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phục vụ   hòa giải tranh chấp lao động;

- Được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải theo quy định;

- Được đề xuất ý kiến với các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện công tác hòa giải tranh chấp lao động, chính sách pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động;

- Đối với hòa giải viên được lựa chọn thí điểm thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

6. Nghĩa vụ của hòa giải viên lao động

- Tuân thủ đúng các quy định pháp luật, không được lợi dụng uy tín, quyền hạn, trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải;

- Không được từ chối nhiệm vụ hòa giải khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng; thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của người và cơ quan có thẩm quyền;

- Đối với hòa giải viên được lựa chọn thí điểm thực hiện Đề án Phát triển quan hệ lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

 

Tùng Khang