Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 651/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, Thành phố Thủ Đức | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 650/QĐ-UBND về việc phê duyệt 21 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 936/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác đặc biệt rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các công trình, dự án, khu đất trên địa bàn Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 931/QĐ-UBND về việc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Hội thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 920/QĐ-UBND về việc cho phép Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại phường Trường Thạnh, thành phố Thủ Đức | Ngày 11/3/2025 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng bình chọn và Tổ giúp việc Hội đồng bình chọn công trình xây dựng tiêu biểu chào mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 916/QĐ-UBND về phê duyệt Dự án thành phần 1: Xây dựng Vành đai 2 Thành phố đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 910/QĐ-UBND về thành lập Tổ Công tác giúp việc nội dung và Tổ Công tác giúp việc tổ chức Hội thảo khoa học về thành tựu 50 năm xây dựng bảo vệ và phát triển Thành phố | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 907/QĐ-UBND về việc công nhận công trình cấp Thành phố chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 890/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Nhà Bè |

Thí điểm thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân

Ngày 29/3/2010, UBND thành phố ban hành Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND về thí điểm thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân tại các phường trọng điểm thường xuyên bị ảnh hưởng triều cường trên địa bàn quận 12 và quận Thủ Đức, cụ thể như sau:


Thí điểm thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân tại 05 phường trọng điểm thường xuyên bị ảnh hưởng của triều cường thuộc quận 12 và quận Thủ Đức, gồm: phường An Phú Đông, phường Thạnh Lộc, phường Thạnh Xuân thuộc quận 12 và phường Hiệp Bình Chánh, phường Hiệp Bình Phước thuộc quận Thủ Đức.


Lực lượng quản lý đê nhân dân được tổ chức thành các Đội quản lý đê nhân dân; số lượng nhân viên quản lý đê nhân dân tùy thuộc vào số kilômet đê trên địa bàn từng phường và tính chất xung yếu của tuyến đê, Ủy ban nhân dân thành phố quy định mỗi nhân viên quản lý đê nhân dân chịu trách nhiệm quản lý không quá 03 (ba) km đê.


Lực lượng quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ: Thường xuyên là quản lý, bảo vệ đê điều; Tham mưu giúp UBND phường xây dựng phương án hộ đê, phòng, chống lụt, bão; Kiểm tra, phát hiện và báo cáo tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều cho Ủy ban nhân dân phường để kịp thời gia cố, sửa chữa, khắc phục sự cố; Tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đê điều; Trực tiếp tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê; đồng thời làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều và thường trực tại các chốt canh khi có báo động triều từ cấp I trở lên và tham gia phòng, chống và ứng phó với các sự cố do triều cường, sạt lở theo sự điều động của UBND phường...


Mức thù lao cụ thể hàng tháng cho mỗi nhân viên quản lý đê nhân dân là 1.000.000 đồng. Riêng Đội trưởng được hưởng thêm mức thù lao trách nhiệm là 130.000 đồng/người/tháng và Đội phó được hưởng thêm mức thù lao trách nhiệm là 65.000 đồng/người/tháng.


Ngoài ra, trước mùa mưa bão, các nhân viên quản lý đê nhân dân được tập trung huấn luyện, hướng dẫn nghiệp vụ để tổ chức quản lý và tuần tra canh gác bảo vệ đê và hộ đê, phòng, chống lụt, bão. Nhân viên quản lý đê nhân dân được trang bị bảo hộ lao động khi làm nhiệm vụ (gồm: áo mưa, ủng, mũ cứng, đèn pin), trang bị dụng cụ, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ quản lý và tuần tra, canh gác bảo vệ đê và hộ đê, phòng, chống lụt, bão theo quy định và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định trong trường hợp bị thương, bị nạn khi làm nhiệm vụ.


Trường hợp nhân viên quản lý đê nhân dân được UBND phường điều động hoặc tự nguyện tham gia khắc phục các sự cố thiên tai trên địa bàn sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng thêm (ngoài mức thù lao hàng tháng) với mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng 2 lần mức chi một ngày công lao động trung bình (59.000 đồng)...


Lam Điền
(Nguồn: Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND)