Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5162/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5161/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5155/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5147/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5146/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc công bố 02 thủ tục hành chính được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5133/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam |

Tập trung các biện pháp cấp bách nhằm giải quyết có hiệu quả tình hình ngập nước

 Ngày 05/10/2010, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Công văn số 4968/UBND-CNN Về tập trung các biện pháp cấp bách nhằm giải quyết có hiệu quả tình hình ngập nước , cụ thể như sau:


1. Đối với các công trình, dự án thoát nước trọng điểm, cấp bách:


- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Rà soát, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án thoát nước, chống ngập cấp bách, đảm bảo không thiếu kinh phí ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.


- Giao Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Rà soát các trình tự, thủ tục để ưu tiên giải quyết; không để tình trạng các dự án, công trình chậm tiến độ triển khai, thực hiện do thủ tục hành chính.


2. Với các dự án, công trình thoát nước, công trình dân dụng đang thi công:


2.1. Giao các Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước, Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị, Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè:


- Bằng mọi giải pháp để đảm bảo tiến độ thi công, nhất là các hạng mục nạo vét kênh như gói thầu A (Cải tạo kênh Bến Nghé - Tàu Hủ) của Dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố (hiện nay chỉ đạt 27,5%). Gói thầu số 10 (Cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) của Dự án Vệ sinh môi trường (Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) chỉ đạt 30%.


- Kiểm tra, tháo dỡ vách ngăn trong các tuyến cống chính đã hoàn thành bàn giao Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố để đưa vào vận hành. Yêu cầu đơn vị thi công khắc phục các vị trí xâm hại đến hệ thống thoát nước hiện hữu, tăng cường biện pháp dẫn dòng thi công không để gây ngập trong khu dự án theo chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tại các công văn số 2391/UBND-CNN ngày 25 tháng 5 năm 2010 và số 2567/UBND-CNN ngày 02 tháng 6 năm 2010. Tập trung giải quyết các vị trí chưa được khắc phục theo báo cáo của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố. Nhất là những khu vực ngập nặng điển hình do ảnh hưởng bởi thi công.


2.2. Giao Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành phối hợp với các đơn vị quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công gây xâm hại hệ thống thoát nước làm tắc nghẽn dòng chảy, gây ngập nước.


3. Với các dự án công trình đê bao và cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:


- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và PTNT) và các Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận, huyện đẩy nhanh tiến độ các công trình đê, bờ bao đã được phê duyệt, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.


- Chủ trì tổ chức cùng các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão của Thành phố và quận, huyên trực thường xuyên, kiểm tra hiện trường kịp thời huy động các đơn vị và thiết bị để ứng cứu khi có sự cố.


- Đẩy nhanh tiến độ hạng mục nạo vét kênh thuộc Dự án Cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên (đến nay mới đạt 53%).


4. Đối với các dự án hạ tầng giao thông đô thị, dự án các khu dân cư: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng cần phải tham khảo ý kiến của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư để đảm bảo sự đồng bộ, phát huy hiệu quả lâu dài khi đưa vào sử dụng.


5. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung chỉ đạo:


- Kiểm tra, rà soát, tuyên truyền vận động và tổ chức di dời các hộ dân lấn chiếm hệ thống thoát nước, kênh, rạch; xử lý các trường hợp san lấp, xây dựng lấn chiếm cửa xả, hệ thống thoát nước, xâm hại hệ thống đê, bờ bao, các cửa cống làm phát sinh ngập. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể nhằm huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia chương trình chống ngập bằng các hoạt động cụ thể, hiệu quả nhất.


- Kiểm tra, gia cố các khu vực bờ bao trọng yếu thường xuyên bị ảnh hưởng do triều cường.


6. Giao Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố:


- Tập trung tổ chức công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy, thông thoáng kênh, rạch, cửa xả thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, nhất là ở những đoạn kênh rạch bị tắc nghẽn do bồi lấp bùn, rác và do lấn chiếm: Rạch Ụ Cây, rạch Nhảy, Ruột Ngựa, Bàu Trâu, kênh Tân Hóa - Lò Gốm, rạch Văn Thánh, Cầu Sơn, Cầu Bông, Bùi Hữu Nghĩa, nhánh rạch Chiếc…hiện đang bị bồi lắng cục bộ làm cản trở dòng chảy.


- Tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước: Rà soát các vị trí xuất hiện ngập nước trong 9 tháng năm 2010 để tiếp tục thực hiện công tác tái nạo vét hệ thống thoát nước, cải tạo miệng thu, hầm ga, đấu nối để mở thêm hướng thoát nước mới nhằm tăng khả năng thu nước mặt giúp thoát nước nhanh.

 

NTL