Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5181/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng cấp Thành phố xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 14 - năm 2023 và Tổ giúp việc cho Hội đồng | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5176/QĐ-UBND về thay đổi ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH một thành viên | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5174/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5173/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Nhà Bè | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5170/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 1 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5168/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. |

Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 22/11/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chỉ thị số 35/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh.


Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện triển khai thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:


* Về chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài


1. Về chuẩn bị tiếp nhận khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:


Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài là các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn, các tổ chức khác theo quy định tại Điều 1 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (gọi tắt là Quy chế) được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, có nhiệm vụ:


a) Làm đầu mối phối hợp với các tổ chức trong nước và Bên tài trợ trong quá trình lập văn kiện chương trình, dự án, hồ sơ viện trợ phi dự án, đảm bảo tiến độ xây dựng, chất lượng, nội dung của văn kiện chương trình, dự án và hồ sơ viện trợ phi dự án.


b) chương trình, dự án thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước. Lập kế hoạch, tổ chức huy động các nguồn lực thích hợp cho việc chuẩn bị chương trình, dự án và hồ sơ viện trợ phi dự án, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.


c) Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị với cơ quan chủ quản về việc thành lập Ban chuẩn bị khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, dự thảo Quy chế tổ chức hoạt động của Ban và các văn bản cần thiết khác.


d) Đề xuất bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị và vốn đối ứng đối với các chương trình, dự án không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tự cân đối và bố trí vốn chuẩn bị, vốn đối ứng theo quy định hiện hành.


Trường hợp nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính để chuẩn bị chương trình, dự án, chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có trách nhiệm đưa nguồn vốn chuẩn bị vào tổng vốn chung của khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

 

2. Về thẩm định:


a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định đối với chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ viện trợ phi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.


b) Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài lập 08 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quy chế và Điểm c, Điểm d Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2010/TT-BKH gửi cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định.


c) Khi cần thiết, cơ quan chủ trì tổ chức việc thẩm định mời các cơ quan chuyên môn ở trung ương và thành phố, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định. Các cơ quan hữu quan tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài cũng như hồ sơ viện trợ phi dự án liên quan đến phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.


d) Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, lập báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung văn kiện chương trình, dự án, hồ sơ viện trợ phi dự án. Báo cáo thẩm định phải kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt nội dung chương trình, dự án, quyết định phê duyệt hồ sơ phi dự án.


đ) Khi tiếp nhận đối với các khoản viện trợ trang thiết bị, hàng hóa có kết cấu đơn giản đã qua sử dụng nhưng còn trên 80% giá trị sử dụng (chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục), các đơn vị tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài phải trình Sở Kế hoạch và Đầu tư để chuẩn bị hồ sơ cho Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định hiện hành và đảm bảo việc tiếp nhận hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.


Quy trình thẩm định và thời hạn thẩm định thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 07/2010/TT-BKH.


3. Về phê duyệt:


Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 15 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.


Sau 06 tháng kể từ ngày chương trình, dự án được phê duyệt, nếu chương trình, dự án vẫn chưa triển khai được hoạt động nào mà không có lý do chính đáng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét thu hồi quyết định phê duyệt chương trình, dự án.


Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố gửi Quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (bản gốc) kèm theo văn kiện chương trình, dự án, thỏa thuận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, hồ sơ viện trợ phi dự án có đóng dấu giáp lai cũng như các tài liệu liên quan khác cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được phê duyệt.


Đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ (theo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Quy chế), Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị hồ sơ để Ủy ban nhân dân thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.


* Về quản lý thực hiện các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài


1. Hình thức quản lý, thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:


- Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện hoặc giao cho một đơn vị thuộc thẩm quyền làm chủ dự án trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.


- Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện chương trình, dự án đầu tư.


- Các chương trình, dự án phải có Ban quản lý chương trình, dự án theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ. Riêng đối với các dự án đầu tư có quy mô nhỏ với tổng mức đầu tư dưới 7 (bảy) tỷ đồng và khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án, Chủ đầu tư có thể sử dụng bộ máy hiện có của đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án.


- Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chương trình, dự án thực hiện theo Điều 19 Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Điều 6 Thông tư số 07/2010/TT-BKH.


2. Về công tác đấu thầu:


- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt kế hoạch đấu thầu của các dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố.


- Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có trách nhiệm:


+ Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu của dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.


+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với tất cả các gói thầu thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư theo đúng các nội dung được quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu và Khoản 19 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.


+ Tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu đảm bảo không vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Luật Đấu thầu.


+ Tăng cường năng lực của các bộ phận trực thuộc (bao gồm Ban quản lý dự án) về đấu thầu và bảo đảm các cán bộ, công chức trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về đấu thầu theo quy định.


3. Về đấu giá:


Việc đấu giá đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.


4. Về chế độ báo cáo thực hiện viện trợ phi Chính phủ nước ngoài:


a) Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm: lập và gửi báo cáo định kỳ cho Chủ dự án, cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 07/2010/TT-BKH. Báo cáo 6 tháng gửi chậm nhất vào ngày 15 tháng 6; báo cáo năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo. Báo cáo kết thúc thực hiện khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài chậm nhất không quá 4 tháng sau khi kết thúc.


b) Chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có trách nhiệm: Xây dựng và gửi báo cáo 6 tháng chậm nhất vào ngày 01 tháng 7 của năm báo cáo, báo cáo năm chậm nhất vào ngày 10 tháng 01 của năm tiếp sau và báo cáo kết thúc thực hiện khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài chậm nhất không quá 06 tháng sau khi kết thúc cho cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân thành phố, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 27 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP và Điều 10 của Thông tư số 07/2010/TT-BKH.


- Báo cáo tình hình giải ngân nguồn vốn viện trợ, thực hiện việc hạch toán viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và báo cáo quyết toán khi kết thúc dự án theo quy định về chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.


c) Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng và gửi báo cáo 6 tháng chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo, báo cáo năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm tiếp sau cho Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Nghị định số 93/2009/NĐ-CP và Điều 11 của Thông tư số 07/2010/TT-BKH.


- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố, Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp 06 tháng và hàng năm về kết quả phê duyệt, tình hình giải ngân, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố để duyệt ký gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài chậm nhất vào ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo và ngày 25 tháng 01 của năm tiếp sau.


Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối, chịu trách nhiệm chung và tổng hợp báo cáo cho các Bộ, ngành theo đúng quy định.


* Quản lý nhà nước về viện trợ phi Chính phủ nước ngoài


1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quản lý các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:

 

- Tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vốn ngân sách đối ứng hàng năm và phối hợp với Sở Tài chính cân đối và bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.


- Phối hợp các ngành, các cấp thực hiện việc theo dõi, đánh giá và kiểm tra tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Báo cáo tổng hợp tình hình chung về tiếp nhận quản lý và thực hiện viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.


- Dự thảo văn bản cho Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài theo quy định.


2. Giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài chính đối với viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:


- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với việc sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

- Thực hiện xác nhận viện trợ và hạch toán ghi thu, ghi chi ngân sách thành phố đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách địa phương. Phối hợp với Bộ Tài chính ghi thu, ghi chi ngân sách thành phố các khoản ghi chi bổ sung có mục tiêu từ nguồn thu viện trợ của ngân sách Trung ương. Báo cáo tổng hợp tình hình thực tế tiếp nhận giải ngân các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn thành phố.


- Tham gia góp ý kiến thẩm định đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.


3. Giao Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố là cơ quan đầu mối trong công tác quan hệ và vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ sau:


- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và hướng dẫn các tổ chức tiếp nhận viện trợ trong công tác vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.


- Chủ trì tổ chức thẩm định viện trợ phi dự án và tham gia góp ý kiến đối với các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Khi tham mưu, trình duyệt việc tiếp nhận các khoản viện trợ phi dự án, phải kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt (theo mẫu tại Phụ lục 3b Thông tư số 07/2010/TT-BKH).


- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước thành phố lập báo cáo tổng hợp 6 tháng và hàng năm về tình hình tiếp nhận, kết quả phê duyệt, giải ngân, quản lý và sử dụng các khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền của Thành phố.


4. Giao Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, hạch toán ghi thu - ghi chi ngân sách quận - huyện đối với khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài do các đơn vị thuộc quận - huyện tiếp nhận và hàng quý báo cáo cho Sở Tài chính.


5. Giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan đến hoạt động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chuyên ngành và giải quyết các kiến nghị của các chủ khoản viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền xử lý của ngành trong thời hạn được quy định. Bố trí nhân sự thực hiện công tác theo dõi về viện trợ phi Chính phủ nước ngoài để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.

 

NTL