Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Quy định về sử dụng cần trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố

Ngày 15/11/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ban hành Quy định về sử dụng cần trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


* Đối tượng áp dụng:


Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong sử dụng cần trục tháp các loại tại mọi công trường xây dựng trên địa bàn thành phố.


* Quy định về sử dụng cần trục tháp


I. Mặt bằng công trường xây dựng


1. Thiết kế và phê duyệt tổng mặt bằng công trường xây dựng:


Nhà thầu thi công phải lập thiết kế và phê duyệt tổng mặt bằng công trường xây dựng trước khi triển khai thi công, theo Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựng.


Đối với công trường có sử dụng cần trục tháp, thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng phải thể hiện giới hạn vùng nguy hiểm vật rơi do việc lắp dựng, nâng hạ, vận hành cần trục.


2. Niêm yết sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng:


Trên công trường phải có biển báo theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng. Tại cổng chính ra vào phải có sơ đồ tổng mặt bằng công trường, kích thước tối thiểu bằng khổ A0 với vật liệu khó bị hư hỏng, bạc màu khi thấm nước, mưa, nắng. Trong nội dung sơ đồ tổng mặt bằng phải đảm bảo có các nội dung sau:


a) Hình chiếu bằng phạm vi di chuyển của tay cần và đối trọng của cần trục tháp;


b) Hình chiếu bằng vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động;


c) Thời gian hoạt động của cần trục tháp tương ứng khi vùng nguy hiểm vật rơi vượt ra khỏi phạm vi công trường xây dựng;


d) Vị trí cần trục tháp ở trạng thái nghỉ (không hoạt động), phải thể hiện cả tay cần và đối trọng;


đ) Tên và số điện thoại liên lạc của người có trách nhiệm thuộc đơn vị thi công và đơn vị chủ quản cần trục.


II. Điều kiện sử dụng cần trục tháp


1. Lựa chọn loại cần trục sử dụng:


Cần trục tháp phải được lựa chọn chủng loại phù hợp với địa điểm xây dựng, thuận lợi cho công tác thi công. Hạn chế tối đa sử dụng cần trục có các bộ phận vươn ra khỏi phạm vi công trường xây dựng.


Đối với mặt bằng chật hẹp, ưu tiên sử dụng cần trục leo trong, cần trục có tay cần dạng nâng hạ (cánh tay cần điều chỉnh tầm với bằng cách nâng lên hạ xuống, có đối trọng đặt trên cao hoặc bên dưới nhưng sát với thân tháp đứng).


2. Điều kiện sử dụng cần trục tháp:


a) Phải đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.


b) Phải có hồ sơ thiết kế lắp dựng cần trục tháp (móng, giằng, neo…) đảm bảo về an toàn, sự phù hợp được nhà sản xuất hoặc đơn vị chủ quản cần trục chấp thuận, được phê duyệt cùng lúc với việc phê duyệt tổng mặt bằng công trường xây dựng.


c) Sau khi lắp dựng, phải có phiếu kiểm định có hiệu lực do đơn vị có chức năng thực hiện kiểm định. Khi chuyển cần trục tháp sang vị trí mới hoặc thay đổi cơ cấu nâng, hạ, phải được kiểm định lại.


d) Phải mua bảo hiểm cho cần trục tháp.


đ) Phải có phương án, quy trình kỹ thuật của nhà cung cấp cho việc lắp dựng, vận hành, nâng, hạ và tháo dỡ cần trục. Phương án phải được chuyển giao đầy đủ cho đơn vị sử dụng cần trục và tư vấn giám sát, đồng thời phải được lưu tại công trường.


e) Phải có sổ theo dõi vận hành thiết bị, được lưu tại công trường.


g) Công nhân vận hành cần trục (lái, ra tín hiệu), phụ cẩu phải được đào tạo (có bằng hoặc giấy chứng nhận) phù hợp với loại cần trục thao tác, đã được huấn luyện kỹ thuật an toàn, được cấp thẻ an toàn lao động và có quyết định cử bố trí vận hành cần trục.


h) Công nhân tham gia tháo lắp, nâng, hạ cần trục phải được huấn luyện, thạo việc.


3. Đảm bảo an toàn cho khu vực ngoài phạm vi công trường xây dựng trong trường hợp khi vận hành cần trục tháp, vùng nguy hiểm vật rơi vượt ra khỏi phạm vi công trường xây dựng.


Chủ đầu tư công trình tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch vận hành cần trục, trong đó phải xác định rõ các thông tin:


- Thời gian cụ thể mà khi vận hành, vùng nguy hiểm vật rơi do các bộ phận của cần trục và vật tải tạo ra vượt ra khỏi phạm vi công trường xây dựng;


- Phạm vi đường giao thông công cộng, những công trình hạ tầng kỹ thuật (truyền tải điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc…) và các công trình khác nằm trong vùng nguy hiểm vật rơi;


- Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, công trình trong vùng nguy hiểm vật rơi ngoài phạm vi công trường xây dựng.


Trên cơ sở kế hoạch đã có, chủ đầu tư phải liên hệ trước với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, Tổng Công ty Điện lực thành phố Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên, Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi có công trình để phối hợp thực hiện các công tác đảm bảo an toàn như ngăn đường giao thông, di dời tạm thời người trong các công trình trong vùng nguy hiểm, tổ chức rào chắn, đặt biển báo, làm mái che bảo vệ trong suốt thời gian vận hành.


Chi phí thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn trên do chủ đầu tư công trình chi trả.


III. Vận hành cần trục


1. Cần trục phải được vận hành theo phương án kỹ thuật của nhà cung cấp; các tiêu chuẩn, quy phạm có liên quan, kế hoạch vận hành đã lập trước.


2. Sau khi có mưa bão, có gió lớn hoặc ngừng hoạt động hơn 30 ngày, cần trục tháp phải được kiểm tra lại toàn bộ kết cấu thân, tay cần, đối trọng và các hệ thống kỹ thuật vận hành, đảm bảo đủ điều kiện sử dụng theo quy định. Kết quả phải được lập biên bản ở hiện trường.

 

Lam Điền