Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 376/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Tổ chức Chương trình bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 361/QĐ-UBND về ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của tổng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân Thành phố là cơ quan đại diện chủ sở hữu. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 340/QĐ-UBND về duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh 04 Phân khu A, B, C và D-E. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 334/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình Phát triển Khoa học và Công nghệ tại Khu Công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2030 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 339/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2024. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 10/2025/QĐ-UBND về bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 290/2003/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 11/2025/QĐ-UBND về bãi bỏ toàn Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phân công, ủy quyền giải quyết một số thủ tục thuộc chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước và các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 12/2025/QĐ-UBND về ban hành đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 13/2025/QĐ-UBND về tổ chức quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 14/2025/QĐ-UBND về bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố. |

Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố

Ngày 21/09/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND Ban hành Quy định về công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:


Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


- Quyết định này quy định về các hoạt động phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, triều cường, giông sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng thần.

- Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động và làm việc trên địa bàn thành phố.


Phương châm thực hiện


Các cấp, các ngành quán triệt và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả); xây dựng và triển khai kế hoạch hành động phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp để tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả trong thời gian nhanh nhất khi thiên tai xảy ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, doanh nghiệp và nhà nước.


Công tác phòng ngừa thiên tai


Công tác phòng ngừa thiên tai phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ và xuyên suốt ở các ngành, các cấp để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra thiên tai.


Các sở - ngành, đơn vị thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện ổ chức chặt chẽ công tác quản lý, bảo vệ các công trình phòng, chống thiên tai theo phân công, phân cấp; Chủ động kế hoạch đầu tư kiên cố hóa;


Các địa bàn, khu vực trọng điểm, xung yếu thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn phải chủ động xây dựng phương án dự phòng vật tư, phương tiện, nhân lực tại chỗ để kịp thời tổ chức ứng cứu ngay khi xảy ra thiên tai trên địa bàn.


Các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện xây dựng, bổ sung các kịch bản, phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai như triều cường, mưa lớn, bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố, động đất, sóng thần để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.


Tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách cấp thành phố và không chuyên trách, xung kích cấp quận - huyện, phường - xã - thị trấn. Hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho cán bộ, chuyên viên, lực lượng làm công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.


Công trình xây dựng: vệc xây dựng mới nhà ở, công trình tại các khu vực ven sông, ven biển, vùng thường xuyên bị ngập lụt, vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp bão, áp thấp nhiệt đới phải đúng quy định; Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã - thị trấn có biện pháp ngăn ngừa, xử lý việc xây dựng vi phạm chỉ giới đường sông, lấn chiếm sông, kênh, rạch; ối với những công trình, nhà ở hiện có nằm trong chỉ giới, hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, rạch, vùng có nguy cơ sạt lở cao, không an toàn khi xảy ra thiên tai, Ủy ban nhân dân các quận - huyện lập quy hoạch giải tỏa và xây dựng kế hoạch hàng năm để chủ động di dời dân khỏi khu vực xung yếu đến nơi định cư an toàn.


Nghiêm cấm và xử lý triệt để các trường hợp tạo ra vật cản, thu hẹp dòng chảy gây ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước; nạo vét, khai thác tài nguyên đất, cát và các hoạt động khác làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, kênh, rạch, gây ngập úng, sạt lở, hư hỏng các công trình phòng, chống thiên tai.


Quy hoạch bố trí các khu vực neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão, các bến tàu khách, đò ngang, đò dọc đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện thời tiết. Các phương tiện tàu, thuyền khi hoạt động trên sông, trên biển phải được trang bị hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, thiết bị bảo đảm an toàn cho người và tàu thuyền theo đúng quy định.


Tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng


Trồng và bảo vệ cây xanh, cây chắn sóng, rừng phòng hộ


Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo thông suốt, đặc biệt trong thời gian xảy ra thiên tai ở tất cả các khu vực trên địa bàn thành phố.


Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật và sử dụng vật liệu mới vào phục vụ phòng, chống thiên tai; trong đó chú trọng đến các phương pháp mô hình, phần mềm ứng dụng trong dự báo, cảnh báo, nhận dạng bão, lũ, triều, xói lở trên các lưu vực sông, các vật liệu nâng cao độ an toàn bền vững của các công trình đê điều, cầu cống, kè chống sạt lở và xây dựng dân dụng, các mô hình dự tính thiệt hại do thiên tai.


Tổ chức ứng phó khi xảy ra thiên tai


- Chế độ thông tin, cảnh báo


- Tổ chức trực ban, thông tin, báo cáo


- Công tác chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra địa bàn


- Bảo vệ và cứu hộ công trình


- Bảo đảm an toàn cho tàu, thuyền


- Sơ tán, di dời dân


- Tổ chức tạm cư cho nhân dân sơ tán, di dời


- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ


- Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện


- Bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội


Khắc phục hậu quả thiên tai


Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang và mọi công dân trên địa bàn thành phố có trách nhiệm và phải chủ động tiến hành, tích cực tham gia việc khắc phục hậu quả thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất - kinh doanh.


Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành kịp thời cấp cứu, điều trị nạn nhân do thiên tai gây ra (nếu có) tại các cơ sở y tế gần nhất. Chủ động phối, kết hợp với các địa phương giáp ranh, đặc biệt là các khu vực ven biển, ven sông tích cực tìm kiếm người mất tích.


Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể kịp thời tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, chăm sóc y tế, vệ sinh môi trường, phòng dịch, hỗ trợ kinh phí, giúp đỡ nhân dân sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị thiệt hại, sớm ổn định đời sống trong vùng do thiên tai gây ra.


Các ngành, các cấp tích cực thực hiện các biện pháp tập trung lực lượng, kinh phí để nhanh chóng sửa chữa, khôi phục các công trình phòng, chống thiên tai và các công trình hạ tầng bị thiệt hại, hư hỏng, đảm bảo trong thời gian sớm nhất đưa vào sử dụng và trở lại hoạt động bình thường, nhất là trường học, bệnh viện, trạm y tế, điện, nước sạch, thông tin liên lạc, giao thông.


Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương mình. Tổ chức điều tra, thống kê và đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định của Luật Thống kê và báo cáo cho cấp trên để chỉ đạo, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết.

 

NTL