Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 254/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 250/QĐ-UBND về việc công bố 01 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Tài chính y tế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 248/QĐ-UBND về phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm (2021-2025) của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 2 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBND về công nhận Quận 1 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về công nhận Quận 6 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ Tài Năng Lương Văn Can. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 227/QĐ-UBND về việc công bố 06 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào đạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 225/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 220/QĐ-UBND về việc phê duyệt 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên nước thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng. |

Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố

Ngày 25/7/2012, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 3801/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

 

* Chức năng của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh:


Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) được thành lập theo Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 173; khoản 1, khoản 2 Điều 174 Luật Thi hành án dân sự và Điều 13 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố, bao gồm:


1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn.


2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố.



* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo


1. Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.


2. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


3. Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự trong việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


5. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố, ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự đối với những trường hợp quy định tại Điều 1 của Quy chế này.


6. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.


7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời đối với những vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.


* Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo


1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đúng chức năng, kịp thời, theo quy định của pháp luật.


2. Tôn trọng hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.


3. Phát huy vai trò phối hợp của các cấp, các ngành trong hoạt động chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn.


* Quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo


1. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương:


a) Ban Chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động, phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác thi hành án dân sự;


b) Ban Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự;


c) Kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, trả lời ý kiến thỉnh thị của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện thực hiện ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố; nếu có vướng mắc, khó khăn phải kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố.


2. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với cơ quan thi hành án dân sự:


a) Ban Chỉ đạo kịp thời tổ chức cuộc họp để bàn biện pháp chỉ đạo việc phối hợp và tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố;


b) Cục Thi hành án dân sự thành phố chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giúp Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 14 và khoản 6 Điều 16 Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo để tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết.


3. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự:


Ban Chỉ đạo thực hiện ý kiến của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ thi hành án dân sự tại địa phương.

 

Nguyên Ngân