Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5162/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5161/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5155/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5147/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5146/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc công bố 02 thủ tục hành chính được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5133/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam |

Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố

Ngày 26/5/2010, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2354/QĐ-UBND ban hành Phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào thành phố, cụ thể như sau:


Tổ chức di dời, sơ tán dân khi bão sắp đổ bộ trực tiếp vào thành phố:


Các quận - huyện, phường - xã - thị trấn và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các nhà ở không kiên cố, có khả năng bị đổ, sập và những khu vực xung yếu để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.


1. Công việc này phải được hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa bàn thành phố.


2. Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận - huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão quận - huyện trực tiếp xuống địa bàn phường - xã - thị trấn tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.


3. Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Y tế, Chữ thập đỏ, Thanh niên xung phong, Đoàn thanh niên… cùng các phương tiện để giúp dân di chuyển nhanh.


4. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân… tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.


Công tác triển khai thực hiện trong thời gian bão đổ bộ:


1. Các sở - ngành, đơn vị, quận - huyện, phường - xã - thị trấn đảm bảo chế độ trực ban, thông tin, báo cáo tình hình và mọi diễn biến, ảnh hưởng, thiệt hại do bão gây ra để cấp trên kịp thời chỉ đạo và có phương án xử lý phù hợp.


2. Thực hiện cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão quận - huyện trực tiếp chỉ huy, điều hành, phân công các lực lượng có mặt trên địa bàn quận - huyện trong quá trình ứng phó với bão.


Công tác triển khai thực hiện sau khi bão đi qua:


1. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Công an thành phố… phối hợp chặt chẽ với các đơn vị và chính quyền địa phương huy động lực lượng, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để triển khai ngay các phương án, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cứu sập.


2. Thủ trưởng các sở - ngành, đơn vị thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện các công việc sau:


a) Tổ chức đưa người dân sơ tán, di dời trước bão về nơi ở cũ an toàn, trật tự.


b) Trợ giúp hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước uống, chăm sóc y tế nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống cho nhân dân.


c) Trong thời gian ngắn nhất thu dọn cây xanh, cột điện, công trình, thiết bị ngã đổ; sửa chữa trường học, bệnh viện, các công trình bị hư hỏng; đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị ảnh hưởng của bão…


d) Tổ chức lực lượng xung kích, tình nguyện giúp nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa, xây dựng lại nhà ở, bảo vệ trật tự, trị an và tài sản của nhân dân, doanh nghiệp, nhà nước trong vùng bị ảnh hưởng của bão.


đ) Tổ chức điều tra thống kê, đánh giá xác định thiệt hại theo quy định và báo cáo cho Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão cấp trên.


3. Sở Y tế thành phố, Hội Chữ thập đỏ thành phố điều động lực lượng y - bác sĩ, các đội cấp cứu, phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho Bệnh viện - Trung tâm Y tế dự phòng các quận - huyện để cứu thương, điều trị bệnh nhân, phòng dịch kịp thời.


4. Thành Đoàn, Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên tình nguyện trực tiếp xuống địa bàn giúp nhân dân sửa chữa lại nhà ở bị hư hỏng.


5. Công ty Điện lực thành phố đảm bảo an toàn mạng lưới điện, huy động lực lượng và các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng trong thời gian sớm nhất.


6. Sở Công Thương thành phố chỉ đạo các công ty thương mại, siêu thị tổ chức các chợ tạm, xe bán hàng lưu động để cung cấp đầy đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá, nhất là lương thực, thực phẩm thiết yếu, nước sạch, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, chất đốt.


7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố cùng các quận - huyện tổ chức cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống, nhất là hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn.


8. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, Sở Tài chính thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố xem xét cân đối nguồn ngân sách dự phòng để trình Ủy ban nhân dân thành phố chi hỗ trợ cho các địa phương khắc phục thiệt hại và đề xuất chính sách hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại có điều kiện sớm phục hồi sản xuất; đồng thời, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận - huyện giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị thiệt hại do bão gây ra.


D&P