Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) Khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 27/10/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 5169/QĐ-UBND về duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) Khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh (thuộc gói thầu “Lập Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp 2 cho khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:


* Vị trí, diện tích và phạm vi ranh giới khu vực quy hoạch:


- Vị trí và ranh giới quy hoạch:


+ Phía Bắc: giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh - rạch Thị Nghè;


+ Phía Tây: giáp đường Đinh Tiên Hoàng - đường Võ Thị Sáu - đường Cách Mạng Tháng Tám;


+ Phía Nam: giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai - đường Cống Quỳnh - đường Nguyễn Cư Trinh - đường Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - đường Vĩnh Phước - đường Hoàng Diệu và đường Nguyễn Tất Thành.


+ Phía Đông: giáp sông Sài Gòn.


- Diện tích khu vực quy hoạch: 929,06 ha

 

Quận
Các phường có liên quan
Diện tích thuộc ranh quy hoạch
Quận 1
Các phường Nguyễn Thái Bình, Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, một phần phường Cầu Ông Lãnh, một phần phường Đa Kao
554,35
Quận 3
Phường 6, một phần phường 7
131,94
Quận 4
Các phường 9, 12, 13, 18
112,11
Quận Bình Thạnh
Phường 22 và một phần phường 19
128,65
Tổng cộng
929,06 ha

 

 

* Tính chất của khu vực quy hoạch:


- Là khu trung tâm cấp thành phố đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, là nơi ghi dấu lịch sử với các công trình di sản kiến trúc cần đuợc quan tâm bảo tồn và tôn tạo, với các chức năng đa dạng như dân cư kết hợp với các cơ quan hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ, .v.v...


- Là một phần của khu trung tâm chính thành phố bao gồm khu trung tâm hiện hữu mở rộng và Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cân đối về chức năng và quy mô phát triển đảm bảo một số tính chất như sau: phát huy chức năng trung tâm hành chính - chính trị; bảo tồn tính chất lịch sử - văn hóa; phát huy hiệu quả hoạt động tài chính - thương mại - dịch vụ, tạo điều kiện thu hút đầu tư; tăng khả năng phục vụ của hạ tầng kỹ thuật và xã hội đô thị; ổn định quy mô dân số thường trú, tăng khả năng phục vụ dân số vãng lai; cải tạo, chỉnh trang và phát triển đô thị kết hợp với các dự án đã và đang thực hiện; phát huy bản sắc đặc thù của trung tâm thành phố bên bờ sông: thành phố nhiệt đới, sông nước (khai thác triệt để cảnh quan bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé)…; thể hiện sự tiếp nối của các giai đoạn phát triển Thành phố: vừa mang tính hiện đại vừa giữ gìn, tôn tạo bản sắc truyền thống, lịch sử; không gian đô thị sống động, thân thiện với người hưởng dụng; tạo được hình ảnh thành phố đặc sắc, độc đáo, mang tính biểu tượng cao.


* Các khu chức năng chính trong khu vực quy hoạch:


1. Khu vực Thương mại - Tài chính (CBD):


- Là khu vực lõi trung tâm kinh doanh thương mại của thành phố toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1; giới hạn bởi phía Bắc và phía Đông giáp đường Tôn Đức Thắng, phía Tây giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn, phía Nam giáp đường Phạm Ngũ Lão và Hàm Nghi; diện tích khoảng 93ha; sẽ được giữ nguyên với các chức năng đô thị như trung tâm kinh doanh thương mại và hành chính/ dịch vụ công cộng phục vụ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị khác trong vùng. Ngoài ra khu vực này cũng sẽ có các chức năng khách sạn, mua sắm và văn hóa giải trí dành cho khách du lịch vì đây cũng là khu vực thu hút du lịch với các công trình lịch sử và cảnh quan bờ sông Sài Gòn. Sẽ có các khu vực được thiết kế ưu tiên cho người đi bộ và nghiêm cấm lưu thông xe hơi.


2. Khu vực Trung tâm Văn hóa - Lịch sử:


- Là trục trung tâm văn hóa lịch sử quanh trục đường Lê Duẩn, hoàn toàn thuộc ranh giới quận 1; giới hạn phía Bắc giáp rạch Thị Nghè và đường Hoàng Sa, phía Tây giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai, phía Nam giáp đường Cống Quỳnh, phía Đông giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn; diện tích khoảng 223ha; sẽ được bố trí là khu vực trung tâm về văn hóa và lịch sử cùng với các chức năng kinh doanh, thương mại, dân cư và giáo dục. Các cao ốc văn phòng, căn hộ và trung tâm mua sắm sẽ được xây dựng để tạo nên cảnh quan đô thị lịch sử. Các công viên, quảng trường lớn từ thời Pháp phải được giữ lại để tạo sự thoải mái và tiện nghi hàng ngày.


3. Khu Bờ Tây sông Sài Gòn:


Khu vực bờ Tây sông Sài Gòn, trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận, thuộc một phần quận 1, quận 4 và quận Bình Thạnh; giới hạn bởi phía Bắc giáp cầu Sài Gòn, phía Tây giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh và Tôn Đức Thắng, phía Nam giáp đường Nguyễn Tất Thành và kênh Tẻ, phía Đông giáp sông Sài Gòn; diện tích khoảng 274,8ha. Chức năng sử dụng đất: thương mại, dịch vụ, ở, du lịch, giải trí, y tế, văn hóa, giáo dục, kết hợp tổ chức không gian công cộng dành cho người dân thành phố với hình thức công viên tập trung, đề xuất giải tỏa khu dân cư hiện hữu với khu phố Tân Cảng. Tận dụng ưu thế của bờ sông, hình thành dải công viên văn hóa, giải trí và không gian công cộng dọc bờ sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận. Đảm bảo sự tiếp cận của người dân thành phố đến toàn bộ khu vực cây xanh không gian dọc bờ sông.


4. Khu Biệt thự:


- Khu vực biệt thự ở quận 1 và quận 3; giới hạn bởi phía Bắc giáp rạch Thị Nghè và đường Hoàng Sa, phía Tây giáp đường Võ Thị Sáu, phía Nam giáp đường Cách Mạng Tháng Tám, phía Đông giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai; diện tích khoảng 232ha; sẽ được phát triển thành khu dân cư, thương mại thấp tầng với các công trình văn hóa và giáo dục. Việc phát triển khu vực này sẽ phải hài hòa đối với các biệt thự lâu đời từ thời Pháp thuộc.


5. Khu vực lân cận CBD (lân cận khu thương mại, tài chính):


- Khu vực kế cận khu trung tâm CBD thuộc một phần quận 1 và quận 4; giới hạn bởi phía Bắc giáp đường Hàm Nghi và Phạm Ngũ lão, phía Tây giáp đường Nguyễn Thái Học và Cống Quỳnh, phía Nam giáp đường Hoàng Diệu, phía Đông giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành; diện tích khoảng 117ha; sẽ được phát triển với chức năng kinh doanh thương mại tiếp nối từ khu Trung tâm Thương mại - Tài chính. Một số lô công trình đã được xây dựng sẽ phải được cải tạo lại nhằm đảm bảo sự phân bổ chức năng hợp lý.


Trong các phân khu chức năng nêu trên, ngoài các chức năng chính còn bao gồm các chức năng khác (đa chức năng) đảm bảo hoạt động của khu trung tâm thành phố.

 

Lam Điền