Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1266/QĐ-UBND về kiện toàn Nhóm công tác liên ngành thực hiện dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến Nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1, thành phố Thủ Đức theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT). | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1258/QĐ-UBND về việc gia hạn thời gian hoạt động của Quỹ trợ vốn xã viên Hợp tác xã Thành phố. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1254/QĐ-UBND về ban hành Danh mục địa điểm các Trung tâm thương mại, Siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng mặt bằng trong khuôn viên Siêu thị, Trung tâm thương mại để tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1253/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt Tiêu chí Quốc gia về y tế cấp Thành phố và Tổ Thư ký Hội đồng. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1251/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 09 thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm 03 thủ tục hành chính mới ban hành và 06 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1246/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Tổ giúp việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1245/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 09 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Văn hoá và Thể thao. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1244/QĐ-UBND về việc kiện toàn nhân sự Hội đồng Nghệ thuật xét chọn mẫu Phù điêu và các công trình mỹ thuật Khu tưởng niệm Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1235/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 05 thủ tục hành chính lĩnh vực Kiểm lâm, Lâm nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 1233/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. |

Kế hoạch triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn thành phố

Ngày 21/4/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 1831/KH-UBND triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Hình thành cơ chế định kỳ, thường xuyên, thống nhất trong việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần khích lệ việc tìm hiểu pháp luật và nâng cao kiến thức pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân.


2. Gắn kết các nhiệm vụ, công tác chuyên môn với trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người sử dụng lao động, người lao động, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân khác.


3. “Ngày pháp luật” phải được triển khai nghiêm túc, đa dạng về nội dung, hình thức và theo đúng định kỳ, phù hợp điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo “Ngày pháp luật” được triển khai có hiệu quả, tránh lãng phí.


II. CHỦ THỂ, THỜI GIAN THỰC HIỆN


1. Chủ thể tổ chức thực hiện:


- Các sở, ban, ngành thành phố;


- Ủy ban nhân dân các cấp;


- Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;


- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc;


- Các loại hình doanh nghiệp;


- Các cơ quan thông tin đại chúng;


- Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường Trung học phổ thông, Phổ thông cơ sở … trên địa bàn thành phố.

 

2. Thời gian thực hiện:


- “Ngày pháp luật” được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày trong tuần cuối tháng;


- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tùy theo tính chất, đặc điểm và tình hình hoạt động thực tiễn của mình, tự quy định “Ngày pháp luật” tại cơ quan, đơn vị, địa phương.


III. NỘI DUNG PHỔ BIẾN TRONG “NGÀY PHÁP LUẬT”


1. Các văn bản quy phạm pháp luật mới được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.


2. Các chuyên đề pháp luật theo yêu cầu thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân.


3. Các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn viên, hội viên các tổ chức, đoàn thể và tất cả các tầng lớp nhân dân.


4. Các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công tác chuyên môn của cơ quan, đơn vị, địa phương.


5. Các thông tin pháp luật khác.


IV. HÌNH THỨC THỰC HIỆN “NGÀY PHÁP LUẬT”


Căn cứ vào Chương trình, Đề án, Kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và địa phương, trên cơ sở Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố và tình hình, đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, các chủ thể chủ động tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” theo các hình thức sau:


1. Tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật; lồng ghép việc phổ biến văn bản pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt khác của cơ quan, đơn vị, địa phương với thời lượng, thời gian thích hợp.


Lồng ghép việc giới thiệu một số quy định pháp luật có liên quan vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt hè, sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.


2. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi thảo luận về các nội dung pháp luật.


3. Tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật.


4. Tổ chức cấp phát tài liệu pháp luật.


5. Tổ chức chiếu phim về câu chuyện pháp luật.


6. Tổ chức biểu diễn các tiểu phẩm pháp luật hoặc tổ chức trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí cho người dân ở cơ sở.


7. Giới thiệu các chuyên đề pháp luật trên loa truyền thanh, đài truyền thanh ở cơ sở và các phương tiện thông tin đại chúng khác.


8. Giới thiệu gương người tốt, việc tốt trong thực thi và chấp hành pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa phương.


9. Sưu tầm các loại tài liệu pháp luật để tự nghiên cứu như: Đề cương giới thiệu Luật, văn bản pháp luật, sách, báo, tờ gấp pháp luật.

 

10. Tùy tình hình đặc điểm cụ thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” bằng hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Lam Điền