Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5165/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5163/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tài chính Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Bình Chánh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5162/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5161/QĐ-UBND về việc giải thể Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Quận 7 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5155/QĐ-UBND về việc thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở An toàn thực phẩm. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5147/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5146/QĐ-UBND về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thu hút, tuyển chọn người có tài năng đặc biệt cho lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5139/QĐ-UBND về việc công bố 02 danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5138/QĐ-UBND về việc công bố 02 thủ tục hành chính được quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5133/QĐ-UBND về Ban hành Quy chế bình chọn 50 doanh nghiệp tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam |

Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu

Ngày 31/03/2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1695/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012, cụ thể như sau:


1. Các nhóm thuốc thiết yếu trong chương trình bình ổn năm 2011:


Thuốc thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố gồm 10 nhóm thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều (bao gồm các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm và thuốc nhỏ mắt).


Số lượng thuốc tham gia bình ổn thị trường chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân thành phố sử dụng trong năm.


2. Đối tượng tham gia chương trình:


- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở tại thành phố hoặc các tỉnh - thành khác trong cả nước, ưu tiên cho những công ty có năng lực trong sản xuất, đáp ứng được số lượng thuốc lớn và đã đạt chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc” GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.


- Các nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn thành phố đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.


3. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình:


3.1. Điều kiện tham gia:


- Có chức năng sản xuất kinh doanh dược phẩm, đạt chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP, “Thực hành tốt Nhà thuốc” - GPP và có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thuốc; có thuốc cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, xuyên suốt.


- Có phương án sản xuất - kinh doanh bình ổn thị trường và tình hình tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...) đủ khả năng để tạo nguồn hàng phục vụ bình ổn.


- Có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển đảm bảo đủ khả năng phục vụ cho việc phân phối thuốc theo yêu cầu của Chương trình.


- Có mạng lưới phân phối rộng khắp trên địa bàn thành phố, thực hiện đăng ký danh sách các điểm bán hàng bình ổn và có kế hoạch phát triển hệ thống phân phối phục vụ người dân trên địa bàn thành phố trong năm thực hiện chương trình.


- Cam kết hàng hóa tham gia trong Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng thuốc.


- Cam kết về giá bán các thuốc bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất 10% và được sự chấp thuận của Sở Y tế.


3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ:


a) Quyền lợi:


- Được Ủy ban nhân dân thành phố cho vay không tính lãi vay, không thế chấp tài sản trong thời gian 12 tháng kể từ ngày giải ngân của từng đợt giải ngân.


- Được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm và các điểm bán của đơn vị tham gia trong chương trình.


b) Nghĩa vụ:


- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng phương án đã đăng ký, đảm bảo thuốc tham gia chương trình đạt chất lượng.


- Chấp hành điều động cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Y tế, khi có xảy ra biến động. Trường hợp doanh nghiệp không cung ứng đủ lượng hàng hóa được giao bình ổn, doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ phần vốn đã được giao bình ổn. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trả vốn vay đầy đủ và đúng hạn theo Quyết định thu hồi vốn của Ủy ban nhân dân thành phố, doanh nghiệp phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định thu hồi.


- Chủ động liên kết, hợp tác hoặc tự đầu tư xây dựng mới điểm bán lẻ thuốc để phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán hàng bình ổn của doanh nghiệp trên địa bàn.


- Treo băng-rôn, bảng hiệu tham gia chương trình bình ổn tại điểm bán; bố trí thuốc bình ổn ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt và phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại thuốc và bán đúng giá bình ổn.


- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của chương trình bình ổn theo kế hoạch này; sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ vay đúng hạn. Trường hợp, không trả vốn vay đúng hạn, đơn vị không được tham gia các chương trình bình ổn trong 2 năm tiếp theo và phải trả lãi vay quá hạn theo quy định.


4. Cơ chế thực hiện chương trình:


- Thời gian thực hiện bình ổn năm 2011: từ 01/4/2011 đến 31/3/2012.


- Mức vốn thực hiện bình ổn năm 2011 và Tết Nhâm Thìn năm 2012: 9 tỷ đồng.


- Thời hạn giải ngân vốn vay chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xét chọn. Sau thời hạn này, trường hợp có đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân hết phần vốn được giao, Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở ngành liên quan xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố điều chuyển phần vốn này sang các đơn vị khác.


- Mức giao vốn thực hiện bình ổn không vượt quá vốn điều lệ của doanh nghiệp.


- Các đơn vị tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức bán thuốc tham gia bình ổn theo giá đã đăng ký đối với toàn bộ lượng thuốc của đơn vị cung ứng ra thị trường trong suốt thời gian tham gia Chương trình.


- Giá thuốc bình ổn phải niêm yết công khai và thống nhất ở tất cả các điểm tham gia bán thuốc bình ổn giá.


- Giá thuốc bán thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại trên thị trường ít nhất 10% và được đăng ký với Sở Y tế và Sở Tài chính.

Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu, các chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn như sau:


+ Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% so với thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn, các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán. Khi điều chỉnh tăng giá bán bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán bình ổn và được Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.


+ Trường hợp thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên, các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Đơn vị thực hiện bình ổn chủ động điều chỉnh giảm giá bán khi thị trường giảm và gửi thông báo về Sở Y tế, Sở Tài chính.


- Ủy ban nhân dân thành phố khuyến khích, mời gọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có năng lực, kinh nghiệm, có nhu cầu tham gia chương trình bình ổn mà không nhận vốn, chủ động tạo nguồn hàng, xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tham gia bình ổn,… góp phần cùng chính quyền thành phố chăm lo cho đời sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.



NTL.