Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2554/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Công tác và Tổ Giúp việc của Tổ Công tác tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Chương trình hành động “Vì một Cần Giờ xanh” | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về thành lập Đoàn Kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2023 | y ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2549/QĐ-UBND về kiện toàn nhân sự Tổ Công tác tham mưu, xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam bộ Kháng chiến. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2537/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 4765/QĐ-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2533/QĐ-UBND về việc công bố danh mục 03 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Công ty TNHH Một thành viên Công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2519/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm 2024 đối với Công ty Chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Vương | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2517/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án Phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2511/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ. | Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 2501/QĐ-UBND |

Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 và Tết Quý Tỵ năm 2013

Ngày 29/3/2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1728/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 và Tết Quý Tỵ năm 2013, cụ thể như sau:


1- Số lượng và các mặt hàng sữa tham gia Chương trình.


- Các mặt hàng tham gia Chương trình gồm 02 nhóm sản phẩm (sữa bột và sữa nước), với 6 dòng sản phẩm:


+ Sữa bột dành cho trẻ em.


+ Sữa bột dành cho người cao tuổi, người bệnh.


+ Sữa bột dành cho bà mẹ mang thai.


+ Sữa bột chức năng (sữa bột dành cho người gầy, giảm cân và bệnh tiểu đường).


+ Sữa dinh dưỡng dành cho gia đình.


+ Sữa dinh dưỡng bổ sung vi chất (sữa nước).


- Lượng hàng hoá tham gia Chương trình năm 2012 với số lượng 10.346,4 tấn/năm (sữa bột: 1.782,4 tấn/năm; sữa nước: 8.564 tấn/năm), tăng 72% so Chương trình năm 2011 và chiếm từ 30-35% nhu cầu tiêu dùng thị trường thành phố.


2- Đối tượng tham gia Chương trình.


Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, có trụ sở hoặc chi nhánh tại thành phố, có chức năng sản xuất, kinh doanh sữa.


3- Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình.


3.1- Điều kiện tham gia.


- Có chức năng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng sữa phù hợp với mặt hàng sữa tham gia Chương trình; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng sữa thuộc Chương trình; có lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, ổn định và xuyên suốt trong thời gian thực hiện Chương trình.


- Có kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn hàng khả khi và năng lực tài chính lành mạnh.


- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển hàng hóa cho việc phân phối và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.


- Có hệ thống phân phối rộng khắp và hoạt động ổn định trên địa bàn thành phố. Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký danh sách các điểm bán hàng bình ổn thị trường và kế hoạch phát triển hệ thống phân phối trong thời gian thực hiện Chương trình, cụ thể: chi nhánh, đại lý, cửa hàng, điểm bán, siêu thị...


- Cam kết cung ứng hàng hóa tham gia Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá bán đúng theo giá đăng ký đã được Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt.


- Ưu tiên xét chọn những doanh nghiệp đã tham gia và thực hiện tốt các quy định của Chương trình Bình ổn thị trường thành phố trong năm qua.


3.2- Quyền lợi và nghĩa vụ tham gia Chương trình.


a) Quyền lợi:


- Được hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm và các điểm bán của đơn vị tham gia Chương trình.


- Được các cơ quan chức năng giới thiệu đưa các mặt hàng sữa tham gia bình ổn thị trường vào các hệ thống phân phối hiện hữu của Chương trình để phục vụ người tiêu dùng thành phố.


b) Nghĩa vụ:


- Đơn vị tham gia Chương trình thực hiện đăng ký mã số, chủng loại, số lượng, chất lượng sản phẩm tham gia Chương trình.


- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng kế hoạch sản xuất, kinh doanh tạo nguồn hàng đã đăng ký, đảm bảo hàng hóa tham gia Chương trình đạt số lượng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.


- Chấp hành điều động cung ứng các mặt hàng sữa tham gia Chương trình để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Công Thương, khi có xảy ra biến động thị trường.


- Có kế hoạch phát triển, gia tăng điểm bán bình ổn thị trường trong quá trình thực hiện Chương trình.


- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của Chương trình Bình ổn thị trường theo kế hoạch này, thông tin công khai các điểm phân phối, bán hàng bình ổn thị trường, treo băng - rôn, bảng hiệu, niêm yết giá và bán đúng giá qui định đã đăng ký.


4- Cơ chế thực hiện Chương trình.


- Thời gian thực hiện: Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng sữa năm 2012 được thực hiện từ 01 tháng 4 năm 2012 đến 31 tháng 3 năm 2013.


- Cơ chế giá: Doanh nghiệp đăng kí giá tại Sở Tài chính; Doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán sau khi Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt và chấp thuận bằng văn bản.


+ Giá bán hàng hóa: là giá do đơn vị tham gia Chương trình xây dựng và thực hiện đăng ký với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và luôn đảm bảo tính hợp lý, ổn định và dẫn dắt thị trường.


+ Giá đăng ký được điều chỉnh, nếu giá nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng hơn 15% so với đăng ký ban đầu, các đơn vị chủ động thực hiện đăng ký lại giá bán và được điều chỉnh giá sau khi Sở Tài chính thẩm định và chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp giá thị trường giảm 5%, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh giảm giá và có văn bản thông báo với Sở Tài Chính.

 

Lam Điền